9 tháng năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016…
Theo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/9), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, song lại tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, CPI bình quân quý 3/2021 tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Nguyên nhân của mức tăng thấp là do giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; giá điện giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính khiến CPI tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020, tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, dù giãn cách xã hội kéo dài, nhưng giá các mặt hàng thực phẩm vẫn được giữ ổn định. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại, nên giá vé máy bay 9 tháng năm nay giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,69%…
Mức lạm phát cơ bản tháng 9/2021 cũng giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,88% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung đã phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá xăng, dầu và giá gas tăng.
Theo bà Tạ Thị Thu Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây của CPI là điều kiện thuận lợi và dư địa cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay.
Theo Hải Quan Online
Bài đọc thêm: