Bỏ qua những rào cản về mặt chi phí cùng những thử thách tồn dư sau đại dịch COVID 19, thị trường vận chuyển hàng không tại Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn đang gia tăng đều đặn. Thế những, các doanh nghiệp và hãng bay cũng không thể tránh khỏi những tổn thất về mặt chi phí & nhân sự. Báo cáo dưới đây của Mega A Logistics Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nhất về thị trường vận chuyển hàng không trong và ngoài nước.
Chuyển Biến Thị Trường Vận Chuyển Hàng Không Nội Địa 6 Tháng Đầu Năm 2023
Theo báo cáo của Cục Hàng Không Việt Nam (CAAV), Vận chuyển hàng không từ tháng 1/2023 đến cuối tháng 6/2023 duy trình mức tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt, trong khía cạnh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cũng ghi nhận những con số vô cùng ấn tượng như sau:
- 483 nghìn tấn sản phẩm – Mức tăng trưởng 26% so với 6 tháng đầu năm 2022.
- Trong đó, số lượng đơn hàng quốc tế có dấu hiệu suy giảm 30% so với cùng kỳ 2022 khi chỉ đạt khoảng 405 nghìn tấn.
- Tuy nhiên, các kiện hàng nội địa lại ghi nhận mức tăng trưởng 10% khoảng 77.8 nghìn tấn.
Mặc dù có sự dấu hiệu đi xuống, số lượng hãng hàng không quốc tế tham gia quá trình vận chuyển tăng đến hơn 70% so với cùng kỳ giai đoạn 2019. Đặc biệt, con số này chạm mốc hơn 80% vào cuối Quý II/2023.
Điểm đáng chú ý hình thành chuỗi Logistic Xuyên Biên Giới chính là các hãng hàng không Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác cùng hãng hàng không Trung Quốc nhằm đẩy mạnh khai thác đường bay đến hơn 40 tỉnh thành phố lớn ở Trung Quốc.
Đây liệu có phải là mức tăng trưởng đáng kỳ vọng của thị trường vận chuyển hàng không hay đâu đó vẫn còn có những thách thức mà các doanh nghiệp đang trên đà định hướng cải thiện & phát triển.
Hãy tiếp tục đồng hành cùng Mega A Logistics Việt Nam tham khảo những nhìn nhận và đánh giá tình hình vận chuyển hàng không tại “Triển Lãm Vận Tải Hàng Không Đông Nam Á 2023” diễn ra tại Singapore vào đầu tháng 11.
Liệu Vận Chuyển Hàng Không Đông Nam Á & Việt Nam Có Đang Lép Vế
Trích dẫn nhận định của ông Đỗ Xuân Quang – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet rằng: “ Bất chấp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các kiện hàng đi quốc tế tại Việt Nam vẫn trên đà phát triển bền vững. Điều này được chứng minh cụ thể thông qua tổng sản lượng hàng hóa ước tính đạt khoảng 1.4 triệu tấn/năm. Trong đó, 1.2 triệu tấn thuộc về các đơn hàng Quốc Tế.
Ngoài ra, Sự kiện cũng chỉ ra rằng: Trong tổng số 3 hình thức vận chuyển Đường biển – Đường bộ – Đường sắt thì hàng hóa vận tải hàng không chiếm không quá 2% trên tổng khối lượng. Hơn thế nữa, sự “yếu thế” của vận chuyển hàng không Việt Nam bắt nguồn từ việc chưa khai thác hết được giá trị của lượng hàng hóa ấy khi nó chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của toàn nước.
Một trong những nguyên nhân chính là vì vận chuyển hàng không thường được áp dụng với những sản phẩm nhạy cảm với thời giá như: thiết bị điện tử, công nghệ cao,…Theo ước tính của Cục Hàng Không Việt Nam & Bộ ngành liên quan, sản lượng khai thác của vận chuyển hàng không Việt Nam thấp hơn 76% so với các đơn vị Quốc tế.
Sự Giới Hạn Về Cơ Sở Hạ Tầng & Trang Thiết Bị Vận Chuyển Hàng Không
Thật không quá khi nói rằng một trong những thách thức lớn nhất của vận chuyển hàng không Việt Nam so với đối thủ Quốc tế chính là sự giới hạn về trang thiết bị cùng cơ sở hạ tầng. Chính điều này đã khiến các hãng bay nước ngoài chiếm đến gần 90% thị phần nội địa. Một dấu hiệu không mấy khả quan cho các thương hiệu Việt.
Có thể lấy những ví dụ cụ thể như: Singapore, Thái Lan hay Trung Quốc đã sở hữu hàng loạt loại máy bay Freighter hay Boeing 747 – 400, đây là những máy bay chuyên dụng trong vận chuyển hàng không với mức tải trọng ước tính đạt 100 tấn.
Trong khi đó, những loại máy bay thương mại đã qua nhiều đời sử dụng tại Việt Nam có mức tải trọng khiêm tốn hơn rất nhiều chỉ từ 8 – 10 tấn. Vì nước ta chỉ tận dụng phần bụng của máy bay để chứa và vận chuyển hàng hóa.
Kế đến, một trong những thiết bị cần thiết và quan trọng khi vận chuyển đơn hàng công nghệ cao chính là Ballet Container. Hãng điện thoại Samsung cũng yêu cầu các đơn vị vận chuyển hàng không của mình lắp đặt, bảo dưỡng và phát triển thiết bị này để đáp ứng nhu cầu của hãng. Thế nhưng hầu hết các máy bay của Việt Nam không thế lắp đặt ballet container. Đó cũng chính là lý do vì sao, Việt Nam sẽ hướng đến sản phẩm nông nghiệp có giá trị không quá cao.
Khát Vọng Trở Thành Trung Tâm Vận Chuyển Hàng Không Của Châu Á
Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nhận định về thị trường vận chuyển hàng không Châu Á rằng: “ Trong hành trình 4 năm phát triển bền vững, khu vực Đông Nam Á đã có những bước chuyển mình hoàn hảo, đẩy mạnh xu hướng sản xuất, thương mại và chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Trong đó thị trường Việt Nam được ví như “một ngôi sao sáng” vươn mình nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Kế đến, Phó tổng Giám đốc Công ty CP Hàng không Vietjet cũng nêu rõ hạ tầng và quy mô tại cảng hàng không cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng của vận chuyển hàng không Việt Nam. Ví dụ, sức chứa của sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có khoảng hơn 80 chỗ, nhưng số lượng máy bay của các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Vietjet có khoảng 100 tàu bay. Điều này gây nên tình trạng chậm trễ trong quá trình nâng & hạ cánh. Đó chính là lý do vì sao dự án Sân Bay Quốc Tế Long Thành được gấp rút triển khai.
Cuối cùng, Giám đốc điều hành Công ty MMI Asia của Đức ông Michael Wilton cũng có những chia sẽ về thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam: Vị trí địa lý của Việt Nam vô cùng hòa hảo, làm nên bức tranh Logistics tổng thể tại khu vực Đông Nam Á. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp Logistics Việt Nam xây dựng các hoạt động tích cực trên trường quốc thông qua rất nhiều chương trình ý nghĩa như: Hội nghị Logistics Xuyên Biên Giới.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp quốc tế rất chào đón Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, cùng nhau gặt hái được nhiều thành công và mở ra phương hướng phát triển tiềm năng cho khu vực Đông Nam Á trong tương lai trong khía cạnh Logistics vận chuyển hàng không và các ngành dịch vụ trọng điểm.