Vì Sao Việt Nam Là Địa Điểm Hấp Dẫn Với FDI Toàn Cầu

Nhờ vào tình hình Kinh Tế – Chính Trị – Xã Hội ổn định trong nhiều năm và đường lối quan hệ ngoại giao đúng đắn, Việt Nam là “miền đất hứa” cho dòng vốn đầu FDI toàn cầu, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó những chính sách thương mại song phương, chi phí nguồn nhân lực cạnh tranh và vị trí địa lý là những yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” mang hình ảnh “Người Việt” – “Kinh Tế Việt” bay cao trên trường Quốc tế. 

Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những khó khăn chung trong bối cảnh thế giới đối mặt với các vấn đề trọng điểm như: tỷ lệ lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, gia tăng vấn nạn môi trường, dịch chuyển xu hướng tiêu dùng và hiện đại hoá. Cùng Mega A Logistics Company tham khảo chi tiết những Cơ hội, Thách thức & Định hướng giải quyết của Việt Nam trên hành trình chinh phục niềm tin thị trường quốc tế. 

Việt Nam – Một Quốc Gia Thành Công Trong Việc Thu Hút FDI

Những hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2022 có những khởi sắc đáng kinh ngạc. Trong đó, số lượng Doanh nghiệp FDI khoảng 29.000 chiếm đến 3,27% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Tài Chính cũng cho thấy: lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp có phần giảm so với giai đoạn năm 2021, nhưng đây cũng là mức chấp nhận trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khó khăn. Con số ước tính khoảng 386,673 tỷ đồng. Hơn thế nữa, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách khoảng 238 tỷ đồng – chiếm tương đương hơn 33% tổng số nộp của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 

đầu tư FDI nước ngoài 9 tháng đầu năm tại Việt Nam
Đầu tư FDI nước ngoài 9 tháng đầu năm tại Việt Nam

Bước sang giai đoạn năm 2023, Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng là “điểm hẹn” quen thuộc của bạn bè & các đối tác Quốc tế. Điều này càng được minh chứng cụ thể hơn thông qua số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2023. 

Tại Hội nghị Thủ Tướng Chính Phủ với doanh nghiệp nước ngoài tổ chức vào ngày 16/10, Bộ đã báo cáo rằng: 

  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt mức hơn 20 tỷ USD đã tăng khoảng 7,7%. Đặc biệt, 66.3% là mức tăng trưởng của số dự án mới và tất cả đã tăng đến 21.5% tổng vốn. 
  • Tính đến giai đoạn cuối tháng 9 năm 2023, đã có tổng 144 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với gần 38.300 dự án đạt chuẩn cùng mức đầu tư vượt mức 455 tỷ USD 

Cũng tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đã phát biểu rằng : “Quy mô GDP của nước chúng ta đã đạt mốc trên 400 tỷ USD. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN” 

Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác tại Việt Nam
Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác tại Việt Nam

Điều này càng được minh chứng cụ thể khi vào đầu tháng 10 năm 2023, Nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor – Amkor Technology Vietnam đã chính thức khánh thành tại Khu công nghiệp Yên Phong II – C tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể trong đó, tổng mức đầu tư giai đoạn I đạt khoảng 530 triệu USD và tăng lên 1.6 tỷ USD vào giai đoạn năm 2035. 

Trong phiên họp 16/10, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Australia tại Việt Nam ông David Whitehead nhận định “ Chính phủ cần có những điều chỉnh tổng thể về quy trình, thủ tục cấp phép, đảm bảo quy định rõ ràng về sử dụng đất, ưu đãi thuế, cấp giấy phép lao động, cũng như lược bỏ các thủ tục, quy định không cần thiết về điều kiện kinh doanh. Điều này sẽ giúp thu hút đầu tư FDI quy mô lớn vào Việt Nam, đặc biệt là vào các ngành công nghiệp mới như công nghiệp bán dẫn và chip”

Trong khía cạnh vấn đề thực thi các chính sách, ông Gaur Dattatreya -Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bosch Global Software Technologies cũng nhận định: “Việc thay đổi liên tục để hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý ở Việt Nam, kết hợp với sự chồng chéo giữa trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chức năng có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và nhất quán trong các chính sách và quyết định của Chính phủ”. 

Những Lý Do Việt Nam Vẫn Là Điểm Sáng Thu Hút FDI Toàn Cầu 

Trải qua rất nhiều những khó khăn và thách thức từ tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn kiên cường, nỗ lực và duy trì vị thế nước Đông Nam Á hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chuyên gia đã chỉ ra 3 lợi thế chính trong hành trình chinh phục niềm tin thị trường quốc tế của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam rằng: 

Tăng trưởng các ngành trọng điểm 6 tháng đầu năm 2022 và 2023
Tăng trưởng các ngành trọng điểm 6 tháng đầu năm 2022 và 2023

Mối Quan Hệ Bền Vững Với Các Chuyên Gia / Định Chế  

CEO của Công ty tư vấn đầu tư Thụy Sĩ Swiss Investment Corp nhận định trên Twitter rằng: “ Tại Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Bởi vì Việt Nam sở hữu lực lượng lao động trẻ tiềm năng, nhiệt huyết có mức giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, những chính sách hợp tác và đường lối hội nhập quốc tế đúng đắn đã giúp Việt Nam ngày càng tạo dựng vị thế – uy tín của mình”. 

Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản Tại Việt Nam cũng đóng góp những ý kiến của mình rằng: “Viện Nam hiện đang đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực công nghệ cao. Bằng chứng là, Khu công nghệ cao tại Quận 9 thu hút rất nhiều ông lớn trong ngành công nghệ. Đây cũng chính là thế mạnh của hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam cũng là một thành phần không thể thiếu thu hút sự chú ý của doanh nghiệp Nhật Bản. Từ đó góp phần gia tăng tình hữu nghị trong mối quan hệ Việt – Nhật”.

Cơ cấu FDI 9 tháng đầu năm 2023
Cơ cấu FDI 9 tháng đầu năm 2023

Trong bài Báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu, Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Diễn đàn kinh tế Thế Giới (WEF) cũng nhận định: “ Việt Nam được nhiệt liệt hoan nghênh khi đứng thứ 65 trong bảng chỉ số Năng Lực cạnh tranh toàn cầu năm 2023. Đáng chú ý đây là thứ hạng đã tăng 12 bậc so với giai đoạn năm 2022. Quả là một bước tiến lớn của Chính phủ Việt Nam”. 

Mảnh Đất Màu Mỡ Cho Những “Gã Khổng Lồ”

Làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của những “gã khổng lồ” như: Toyota, Honda, Canon, Panasonic, Sony, (Nhật Bản); Samsung, LG, Lotte, Hyundai, Daewoo (Hàn Quốc); Singtel, Sembcorp, Ascendas, Frasers Property (Singapore); Huawei, Xiaomi, Alibaba, Tencent (Trung Quốc); Foxconn, Formosa, Pegatron (Đài Loan). 

Việt Nam có đa dạng những lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: 

  • Công nghiệp chế biến, chế tạo, với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất điện tử, điện thoại, ô tô, máy móc, thiết bị… 
  • Thương mại, dịch vụ, bao gồm các ngành nghề như bán lẻ, bán buôn, du lịch, logistics…
  • Bất động sản đang thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, với các dự án xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thi5
  • Nông nghiệp, thủy sản, với các dự án trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng…
HOạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, Mỹ đang là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam trong công cuộc thu hút vốn FDI toàn cầu. Xứ sở “Cờ Hoa” đã mang đến Dải đất “Hình Chữ S” rất nhiều “Đại Bàng” trong những năm vừa qua như:

  • Nhà máy sản xuất máy tính Dell tại Khu công nghiệp Tân Bình. 
  • Nhà máy sản xuất động cơ máy bay General Electric  tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1. 
  • Hàng loạt thương hiệu đình đám như: Ikea, Walmart, Starbucks hay McDonald’s cũng đóng góp tích cực cho bức tranh kinh tế chung tại Việt Nam 

Kế Hoạch Bền Vững – Tương Lai Thịnh Vượng

Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt mốc 35 – 40 tỷ USd FDI mỗi năm. Không tính đến các Quốc gia khác, hiện nay chỉ riêng với các “Gã Khổng Lồ” đến từ Hoa Kỳ cũng đã có rất nhiều kế hoạch hoành tráng sắp được triển khai và mở rộng tại Việt Nam. Một số chiến dịch tiêu biểu như sau: 

  • Apple: Triển khai xây dựng trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D). Đẩy mạnh lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), công nghệ máy tính và thiết kế phần mềm. Đây là những ngành nghề của tương lai và mở ra vô số cơ hội việc làm hấp dẫn. Trung tâm sẽ đặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 1000 lao động trong giai đoạn 5 năm tới. 
  • Foxconn: Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất của thế giới, là đối tác uy tín của các Tập đoàn Công Nghệ lớn. Hiện nay, Foxconn đã sở hữu 6 nhà máy tại thị trường Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 1.3 tỷ USD  
Nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy FDI Việt Nam
Nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy FDI Việt Nam
  • Pegatron: Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ hai thế giới cũng đã sở hữu 2 nhà máy tại dải đất “hình chữ S” với tổng mức 100 triệu USD. 
  • Google: Ông trùm công nghệ cũng có định hướng xây dựng trung tâm dữ liệu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Công suất lưu trữ được công bố vào khoảng 100 byte đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp. 

Duy Trì Khả Năng Cạnh Tranh – Lợi Thế Bứt Phá

Báo  cáo của UNCTAD chỉ ra rằng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh rất lớn trong công cuộc thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài. Các yếu tố hình thành nên thế mạnh của Việt Nam cũng rất đa dạng như: mật độ dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào cùng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. 

 Các số liệu cụ thể cho thấy: 

  • Tính đến năm 2023, dân số Việt Nam đã đạt mức 100 triệu dân. Đặc biệt, cơ cấu dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm đến 63%. Đây là thế hệ lao động chính và có khả năng nhạy bén với những công nghệ mới. Lợi thế dân số trẻ sẽ giúp Thủ tướng chính phủ dễ dàng đa dạng hóa ngành công nghiệp và các công ty thuận lợi khi mở rộng thị phần. 
  • Thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Ví như năm 2022, tổng thu nhập đạt mức 3.720USD đã tăng khoảng 3 lần so với giai đoạn năm 2010. 
FDI Việt Nam nhóm ngành năng lượng tái tạo xếp vị trí thứ hai
FDI Việt Nam nhóm ngành năng lượng tái tạo xếp vị trí thứ hai

Cùng với đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ 3 cam kết chung của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế rằng: 

  • Thứ nhất: Đặt quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong bất kì trường hợp nào 
  • Thứ hai, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm lợi ích, hoạt động ổn định lâu dài ở Việt Nam trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
  • Thứ ba, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững.

Mega A Logistics Company đã gửi đến bạn thông tin cập nhật về tốc độ tăng trưởng FDI tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhât những tin tức mới nhất về thị trường logistics Việt Nam và Quốc tế nhé!

Popular Posts

Back To Top