Ấn Độ cân nhắc hạn chế xuất khẩu đường sang nước này

 Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu đường nhằm đảm bảo nguồn cung dự trữ trong nước, theo Bloomberg.

  • Ấn Độ có sức ảnh hưởng mạnh khi là nguồn cung đường lớn thứ 2 trên thế giới.
  • Ấn Độ vẫn còn nguồn cung đường dồi dào khi hiện còn dư kharong 16 triệu tấn đường.

Bloomberg trích dẫn nguồn tin cho biết, Ấn Độ muốn giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn trong năm tài khóa sẽ kết thúc vào tháng 9 tới.

Thông tin này đã kéo giá hợp đồng tương lai đường trên sàn hàng hóa London tăng 1% trong phiên 25/5.

Việc này được dự báo có thể tạo ra biến động lớn trên thị trường toàn cầu, bởi Ấn Độ hiện là nhà xuất khẩu đường lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil. Các khách hàng chính của nước này gồm Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Dubai.

Hồi đầu tháng, nước này cũng ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì do giá cả nội địa leo thang. Động thái này khiến giá nông sản này tăng vọt.

Trong những tuần gần đây, lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng của nhiều nước, đặc biệt ở châu Á, đã khiến giá lương thực toàn cầu tiếp tục leo thang dù đã ở mức rất cao. Điển hình là lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia và thịt gà của Malaysia.

Việc hạn chế xuất khẩu đường dường như là một quyết định thận trọng, do nguồn cung trong nước của Ấn Độ vẫn dồi dào, theo Bloomberg.

Hiệp hội Các nhà máy Đường Ấn Độ cho biết, nước này dự kiến sản xuất 35 triệu tấn trong vụ mùa hiện tại và tiêu thụ 27 triệu tấn. Nếu tính cả kho dự trữ của mùa trước với khoảng 8,2 triệu tấn, họ hiện dư 16 triệu tấn, bao gồm cả 10 triệu tấn cho xuất khẩu.

Được biết, xuất khẩu đường tại Ấn Độ đã đạt kỷ lục 7,2 triệu tấn hồi năm ngoái, chủ yếu được thúc đẩy nhờ trợ cấp của chính phủ. Năm nay, lượng đường xuất khẩu dự kiến đạt từ 9 – 11 triệu tấn, trong đó 8,5 triệu tấn đường đã được cam kết xuất khẩu từ 1/10 năm ngoái.

Theo VTV

Bài đọc thêm

  1. Ấn Độ tái khởi động xuất khẩu thực phẩm sang Nga
  2. Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá
  3. Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá

Popular Posts

Back To Top