Bắc Giang: Xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử lớn cùng nhiều kênh trực tuyến khác sẽ mở bán cam, bưởi và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh Bắc Giang…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp với tập đoàn cây ăn quả phong phú, đa dạng, nhiều sản vật nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng, đặc biệt là vải thiều. Tổng đàn vật nuôi lớn, luôn nằm trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về chăn nuôi lợn, gà.

Hiện nay, cam, bưởi và một số nông sản của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Cụ thể, sản lượng cam ước tính đạt 48.000 tấn, sản lượng bưởi các loại đạt gần 37.000 tấn, sản lượng na đạt 4.000 tấn.

Bên cạnh đó, tỉnh có vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 11.000 ha, sản lượng trên 230.000 tấn đủ năng lực cung cấp cho các nhà máy chế biến nông sản, các siêu thị trong và ngoài tinh và đã xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Đông Âu, Nga, Nhật Bản…

Ông Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển nông nghiệp gắn với dịch vụ du lịch, văn hóa. Hiện nay, tỉnh đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát, đầu tư với các sản phẩm du lịch như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá gắn với trải nghiệm hoa trái vườn đồi.

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới còn phức tap, do vậy, Bộ Công Thương cũng như các doanh nghiệp, địa phương phải xác định thị trường nội địa là đầu ra quan trọng của các mặt hàng nông sản. Bên cạnh các kênh xúc tiến thương mại truyền thống, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại như Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada…

Ông Phan Trọng Lê – Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển & Thương hiệu – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, từ những ngày đầu năm 2021 đến nay, Bưu điện Việt Nam, sàn thương mại điện tử Postmart.vn đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản của bà con nông dân Sóc Trăng, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Tháp, Hà Giang, Hòa Bình… và nhiều địa phương khác. Đặc biệt năm nay, mùa vải thiều Bắc Giang đã vô cùng thành công khi có hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trên toàn quốc qua thương mại điện tử trong đó có Postmart.

Theo Tạp chí Công Thương

Bài đọc thêm:

  1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài: Đừng để mất “chìa khóa vàng”
  2. Xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
  3. Đà Nẵng phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm 2021
  4. Điểm lưu ý để trái cây nhiệt đới Việt Nam tăng cơ hội vào thị trường EU

Popular Posts

Back To Top