Mật ong Việt Nam đang phải đổi mặt với mức thuế khó tin lên tới hơn 400% khi xuất sang Mỹ gây hậu quả nặng nề cho người nuôi ong.
Mật ong Việt Nam gặp rào cản ở thị trường Mỹ
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, đa dạng hóa thị trường là con đường tất yếu cho nông sản Việt. Bên cạnh những cơ hội lớn mà các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mang lại. Xuất khẩu nông sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi bước vào các “sân chơi” lớn này.
Mỹ đã trở thành thị trường số 1 của nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, năm qua, khi dịch Covid-19 tác động đến sản xuất của toàn cầu nhiều quốc gia lại càng đề cao chủ nghĩa bảo hộ thương mại và Mỹ không phải là ngoại lệ. Điển hình như mật ong Việt Nam đang phải đổi mặt với mức thuế khó tin lên tới hơn 400% khi xuất sang Mỹ.
Sở dĩ có sự thay đổi này do Bộ Thương mại Mỹ mới công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dự kiến áp lên mật ong nhập khẩu. Trong đó, mật ong Việt Nam chịu mức cao nhất tới hơn 412%. Gấp 2 lần mức đề xuất của chính Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ.
Cần thay đổi tư duy sản xuất
Nếu không có thay đổi, những sản phẩm mật ong Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thị trường Mỹ. Bởi đã có tiền lệ khi năm 2001, mật ong Trung Quốc phải nhận mức thuế chống bán phá giá là 245%. Sau đó, Trung Quốc đã không còn nằm trong danh sách nhập khẩu mật ong vào Mỹ nữa.
Còn bây giờ, mật ong của Việt Nam đang phải chịu mức thuế hơn 412%. Con đường xuất khẩu mật ong vào Mỹ đang rất hẹp ở phía trước.
Cú sốc với hàng vạn người nuôi ong
Hơn 400% – mức thuế sơ bộ này dự kiến sẽ được áp chính thức vào tháng 4. Mức thuế cao không tưởng này trở thành cú sốc lớn với hàng vạn người nuôi ong tại Việt Nam. Ngay cả những doanh nghiệp lớn về xuất khẩu mật đến giờ cũng chưa hết bất ngờ.
Doanh nghiệp đã có đơn đề nghị xem xét lại mức thuế quá cao này. Đồng thời uỷ quyền cho luật sư tại Mỹ tham gia vụ kiện. Doanh nghiệp cho biết, hiện công ty đã bỏ ra hơn 500.000 USD chi phí thuê luật sự quốc tế. Nếu vụ kiện tiếp tục kéo dài thì sẽ không còn đủ nguồn lực.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đều đã có những trao đổi với phía Mỹ ở các cấp độ khác nhau.
Trong đó, đã đề nghị Bộ Thương mại Mỹ làm rõ phương pháp tính biên độ bán phá giá. Đồng thời đề nghị việc tính thuế phải trên cơ khách quan, công bằng. Đảm bảo quyền lợi cho người nuôi ong và doanh nghiệp Việt Nam.
Theo VTV.vn
Bài đọc thêm: