Bộ Công Thương đã đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA): FFA đánh giá cao Bộ Công Thương trong việc hỗ trợ, cùng doanh nghiệp vượt khó.

  • Ngành thực phẩm với những bước chập chững tăng trưởng.

Vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch, ngành lương thực, thực phẩm đã từng bước trở lại quỹ đạo tăng trưởng với những kết quả khả quan khi đạt mức tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm nay. Để đạt được kết quả này, FFA đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương trong suốt thời gian qua, đặc biệt là năm 2021 và giai đoạn phục hồi đầu năm 2022.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ ban hành kịp thời nhiều giải pháp đồng bộ, bảo đảm cân đối hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đặc biệt, hai khó khăn lớn nhất được kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp là nguồn cung phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ những hỗ trợ thiết thực này đã và đang giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn để hồi phục.

 
 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, từ đầu năm tới nay, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hàng loạt buổi gặp gỡ, trao đổi hợp tác trực tiếp với FFA. Từ đó, hai bên đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại, kết nối và liên kết vùng để sản xuất, thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất nội địa và xuất khẩu, ở chiều ngược lại là thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.

Tuy nhiên, trong thời gian tới để thúc đẩy ngành lương thực phát triển, chúng tôi đề xuất Bộ Công Thương khởi động và tổ chức lại các chương trình xúc tiến thương mại kết nối trực tiếp cho doanh nghiệp sang các thị trường Ấn Độ, EU,…

Đồng thời, lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho những mặt hàng này; đồng thời tham mưu Chính phủ chỉ đạo phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc đưa nội dung tháo gỡ rào cản thị trường vào các phiên họp của các Ủy ban Liên Chính phủ với các nước; chủ động nêu vấn đề về hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại các diễn đàn khu vực, như: ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); đẩy mạnh việc tham gia và thực hiện các thủ tục về thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, như tăng cường ký kết các thỏa thuận hợp tác hoặc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước đối tác có FTA; giảm bớt các thủ tục hải quan…

Thoe Bộ Công Thương

Bài đọc thêm 

  1. Bộ trưởng Lê Minh Hoan gặp và làm việc với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
  2. Nông sản Việt mở rộng đường lên sàn thương mại điện tử
  3. Đưa vải niên vụ 2022 lên sàn thương mại điện tử quốc tế

Popular Posts

Back To Top