Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn: Cần Một Bên Điều Phối Chung Khi Đàm Phán Mở Cửa Thị Trường

Sau khi kinh tế thế giới có những chuyển biến tích cực và Việt Nam cũng hướng đến những mục tiêu mới khi thị trường mở cửa, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT cũng cũng chia sẻ rằng Một đơn vị chuyên môn sẽ ít có cơ hội bao quát và tổng hợp thông tin thị trường cho toàn ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Chính vì thế, ngành Nông Nghiệp rất cần những bên giữ vai trò điều phối chung các hoạt động Sản Xuất – Phân Phối để giữ thế cân bằng trong chiến lược xuất nhập khẩu đến các thị trường trọng điểm.

Sức Mạnh Tập Thể Được Dồn Lực Huy Động

Văn phòng SPS Việt Nam đã tổng kết các hoạt động của năm 2023, trong đó thứ trưởng Bộ NN & PTNT ông Trần Thanh Nam đã đánh giá rất cao những nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên.
Đặc biệt, bất chấp những thách thức từ kinh tế thế giới và quy định khắt khe của các thị trường lớn, Văn Phòng SPS Việt Nam đã có những đóng góp kịp thời, mang tính chiến lược cải thiện chất lượng nông lâm thủy sản nước nhà. Giúp ngành nông nghiệp trồng trọt của chúng ta thích ứng kịp thời và đảm bảo giao thương bền vững với các thành viên WTO.

Kế đến, thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng phát biểu rằng “Trong năm 2023, nhiều đoàn thanh tra quốc tế cũng chọn Việt Nam là điểm đến trong các chuyến công tác của mình. Hầu hết tất cả hệ thống kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm của nông sản của chúng ta đều đạt kiểm định theo thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã góp công không nhỏ trong chiến tích này”.

Không những thế, điểm sáng và đáng tự hào mà ngành Nông Nghiệp đã ghi nhận chính là không có lô hàng nào của Việt Nam bị Tổng cục Hải Quan Trung Quốc (GACC) cảnh báo vi phạm, dựa trên căn cứ của điều luật 249. Doanh nghiệp trong nước sử dụng tốt phần mềm đăng ký online của GACC và tận dụng các ưu điểm về khai báo thông tin mặt hàng của hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự báo tình hình kinh tế năm 2024 còn nhiều khó khăn
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự báo tình hình kinh tế năm 2024 còn nhiều khó khăn

Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu nông thủy sản, điển hình như Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Chất lượng – Chế biến và Phát triển thị trường phải liên kết & phối hợp chặt chẽ với văn phòng SPS Việt Nam vì ông cũng không loại trừ những khó khăn & thách thức mà chúng ta phải đối diện trong năm 2024.

Thứ trưởng Trần Thành Nam cũng đưa ra những phân tích sâu sắc rằng: “Văn phòng SPS Việt Nam đóng vai trò như một người tổng quản, giữ vai trò điều phối, đồng thời cảm nhận được Việt Nam đang cần cái gì, thiếu cái gì, từ đó đưa ra những đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN-PTNT khi chúng ta tiến hành mở rộng thị trường và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại.”

Tham khảo: Lệnh 248 & Lệnh 249 Nâng Tầm Nông Sản Việt

Thường xuyên công tác nước ngoài để xúc tiến, quảng bá hình ảnh nông sản Việt, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhìn nhận, việc tổng hợp sức mạnh các đơn vị của Bộ NN-PTNT, cũng như những Cục, Vụ liên quan của Bộ Công Thương, Bộ Y tế giúp hàng hóa Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên trường quốc tế, tránh tình cảnh “bó đũa bị chia lẻ rồi bẻ từng chiếc”.

Văn phòng SPS Việt Nam cũng được yêu cầu tổ chức các cuộc họp giao ban, chủ động phối hợp thực hiện các hoạt động kiểm định theo chu kì 3 tháng để các hoạt động tham mưu được thực thi một cách bài bản nhất.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Diễn Đàn 970 trong khía cạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân, HTX, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hóa.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, đánh giá kết quả 2 năm thực thi Lệnh 248, 249 của Trung Quốc
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, đánh giá kết quả 2 năm thực thi Lệnh 248, 249 của Trung Quốc

Trong thời gian hơn 2 năm qua, Diễn đàn 970 thực sự trở thành một thương hiệu, lan tỏa rộng khắp trong các thành phần xã hội. Nhiều chủ đề, nội dung hấp dẫn về chuyển đổi số, mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho xuất khẩu, nguồn hàng nông sản, thực phẩm phục vụ dịp lễ, Tết… thu hút đông đảo sự quan tâm, theo dõi của địa phương.

Sở dĩ ngành Nông Nghiệp đạt được mức xuất siêu kỷ lục lên đến 11 tỷ USD phần lớn nhờ vào sự tích cực phổ biến các quy định về SPS tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ của Diễn Đàn 970

Trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động này để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của thị trường tăng cao vào thời điểm Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, Lãnh đạo Bộ NN & PTNT cũng khẳng định rằng ta cần phải loại bỏ những hoạt động “Tuyên Truyền Chung Chung” trong công tác huấn luyện và đào tạo doanh nghiệp. Cần cụ thể, chi tiết và hoạch định từng hành động theo từng giai đoạn để xây dựng nền tảng vững chắc.

Tham khảo: Hợp Tác Xã Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Chiến Lược Phát Triển Nông Sản

Sự Tham Gia Cần Thiết Của Các Nhà Khoa Học

Giám đốc Văn Phòng SPS Việt Nam cũng báo cáo đến Thứ trưởng Trần Thanh Nam về các hoạt động triển khai đồng bộ của văn phòng trong năm 2023:

  • Tổ chức thiết lập và duy trì mạng lưới thông tin quốc gia SPS giữa các thành viên WTO
  • Hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về SPS cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, Văn phòng chủ trì 8 phiên đàm phán chương SPS và họp kỹ thuật về nâng cấp Hiệp định ASEAN – Trung Quốc; chủ trì 6 phiên đàm phán chương SPS về nâng cấp Hiệp định ASEAN – Canada. Ngoài ra, Văn phòng còn tổ chức nhiều buổi họp song phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, các sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam sang Trung Quốc; tháo gỡ khó khăn cho sản phẩm mì ăn liền, giảm tần suất kiểm tra biên giới đối với một số rau gia vị và thanh long.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023.
Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, báo cáo tổng kết hoạt động năm 2023.

Các biện pháp SPS cũng tác động tích cực đến các thị trường trọng điểm xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ đó góp phần gia tăng các biện pháp như thay đổi mức dư lượng tối đa thuốc BVTV (MRL), dư lượng kháng sinh, vật liệu tiếp xúc thực phẩm, ô nhiễm vi sinh vật…

Do đó, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – Ông Lê Thành Hòa cũng đề nghị Văn Phòng SPS Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ trong mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật, các cơ quan khoa học, hiệp hội ngành hàng để đóng góp và xây dựng ý kiến về các giải pháp thích ứng, thông tin thị trường, nhu cầu người tiêu dùng và mục tiêu chung nâng tâm hình ảnh nền Nông Nghiệp Việt Nam

“Việc đàm phán, mở cửa thị trường cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan khoa học, doanh nghiệp… để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên”, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam bày tỏ.

Mega A Logistics bày tỏ sự cảm kích và hoàn toàn đồng ý với những quan điểm trên của Văn Phòng SPS trong công cuộc xây dựng, phát triển ngành Nông Nghiệp Việt Nam. Chính điều này cũng tạo ra tiền đề rất tốt kích thích sự phát triển của chuỗi cung ứng Logistics Xuyên Biên giới mà Mega A Company đã xây dựng trong nhiều năm qua.

Để xuất khẩu nông sản đi các nước, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về HACCP, GlobalGAP.
Để xuất khẩu nông sản đi các nước, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về HACCP, GlobalGAP.

Hãy tiếp tục đồng hành và theo dõi Mega A Logistics để cập nhật sớm nhất những tin tức về thị trường Nông Nghiệp, Logistics và Kinh Tế Việt Nam nhé!

Tham khảo: Văn Phòng SPS Việt Nam Đưa Thông Báo Về Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Của Cục Hải Quan Trung Quốc

 

 

 

Popular Posts

Back To Top