Từ nhu cầu TMĐT bùng nổ
Việt Nam hiện nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao. Năm 2020, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đạt 14 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ chính sách Trung Quốc +1 khi xu hướng di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để logistics phát triển.
Đặc biệt, sự “lên ngôi” của các xu hướng vận chuyển và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Trong đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử với các kênh bán hàng online như: Lazada, Tiki hay Shopee đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại, phục vụ cho sự phát triển của chuỗi cung ứng hàng hoá.
Theo các chuyên gia nhận định, đại dịch COVID-19 giúp tăng tốc ngành thương mại điện tử; nhu cầu của người mua cũng như người bán đã thay đổi. Kênh giao dịch online bắt đầu phát triển, được xây dựng thành những chiến lược chuyên nghiệp. Việt Nam hiện mới có một số nền tảng thương mại như Lazada, Shopee… và thời gian tới sẽ còn nhiều nền tảng thương mại khác tham gia thị trường này.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chưa có nguồn cung cho logistics thương mại điện tử, đại đa số các nhà kho vẫn đang đi theo phương án truyền thống. Hiện một số thương hiệu đang muốn đầu tư vào hệ sinh thái thương mại điện tử của riêng họ. Do vậy, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn cơ hội cho các nhà đầu tư.
Theo ông Nelson Wu – Tổng giám đốc Best Inc Vietnam cho biết, dù giai đoạn căng thẳng của đại dịch COVID-19 đã qua, nhưng thói quen của người tiêu dùng chủ yếu giao dịch online trong thời gian đó không thay đổi, việc bán hàng online vẫn tiếp tục phát triển. Điều đó có nghĩa là nhu cầu kho bãi cho thương mại điện tử cũng gia tăng.
Tham khảo: Sự Thất Bại Khi Thiếu Hụt Giải Pháp Quản Lý Và Lưu Trữ Hàng Tồn Kho
Còn theo đại diện Công ty BW Industrial cho biết, dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp có nhu cầu cần tích trữ nhiều nguyên vật liệu, thành phẩm để bán lẻ, tăng kho bãi ở gần cảng và khu vực sản xuất. Việt Nam luôn được coi là một trong những giải pháp dự phòng vì có vị trí chiến lược cũng như chính sách ổn định. Do vậy, nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn Việt Nam, thay vì các quốc gia Đông Nam Á khác để đầu tư.
Đến sức hút đầu tư kho bãi thương mại điện tử
Theo dự báo, lĩnh vực cung ứng toàn cầu sẽ tăng trưởng vượt bậc trong tương lai gần. Động lực chính của xu hướng này đến từ sự phát triển của thương mại điện tử và cuộc đua mở rộng không gian kho hàng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng của các công ty quốc tế.
Tại Việt Nam, đây được cho là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Đặc biệt, trước sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong nước, nhu cầu về kho bãi cho thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bởi theo báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility vừa công bố, Việt Nam xếp hạng 11 trên tổng số 50 thị trường logistics mới nổi. Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỉ lệ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) là 7% trong giai đoạn 2021 – 2026.
Theo bà Trang Bùi – Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện đang chuyển đổi nhanh về phát triển tài sản cả logistics và bất động sản công nghiệp. Hiện 60% là kho truyền thống và xu hướng là chuyển sang bất động sản hạng A và kho bãi, các doanh nghiệp trong ngành này đều có kết quả kinh doanh tốt.
Thực tế hiện nay, ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhờ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong đó, công nghiệp logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến nhu cầu bất động sản logistics tăng mạnh.
Tham khảo: Mega A Logistics Đáp Ứng Đầy Đủ Nhu Cầu Lưu Trữ Kho Tăng Mạnh
Về phía các nhà đầu tư, với xu hướng đầu tư hiện tại, các nhà đầu tư đang ưu tiên lựa chọn những địa điểm đầu tư thuận lợi về chuỗi logistics, nhất là kho bãi để giảm thiểu tối đa tác động đến từ các yếu tố khách quan như dịch bệnh.
Do vậy, theo dự báo, trong vòng 5 năm tới, có khoảng 40.000 ha đất khu công nghiệp cung cấp cho thị trường. Các kho bãi cũng đang được quan tâm đầu tư mới và nhanh, đến năm 2025 sẽ tăng trưởng 22%, có kho bãi chuẩn A và B.
Theo ông Nguyễn Thành Phương – Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, việc đứt gãy chuỗi cung cầu do dịch bệnh và xu hướng thương mại điện tử đang này càng phát triển trên thế giới. Các nhà đầu tư FDI ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kho bãi, kho hàng hiện đại dành cho hoạt động thương mại điện tử.
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng hạ tầng KCN, doanh nghiệp đã xác định đây sẽ là KCN có ưu thế với cảng biển nội khu. Do vậy, doanh nghiệp đã dành 200ha để phát triển phân khu cảng biển và logistics. Khu vực này hiện có 7 cầu cảng container và hàng tổng hợp; các khu vực kho ngoại quan và logistics được đầu tư hạ tầng với tiêu chuẩn hiện đại, đồng bộ và đang tiếp tục được đầu tư thêm.