Các nhà đầu tư đổ xô vào công nghệ nông nghiệp

Nhiều nhà đầu tư lớn đổ xô vào công nghệ nông nghiệp bất chấp sự sụt giảm của các cổ phiếu công nghệ và hoạt động đầu tư mạo hiểm…

Khi chi phí lương thực tiếp tục tăng cao thì nhu cầu đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm ngày càng cấp thiết hơn.

Theo các chuyên gia, công nghệ nông nghiệp sẽ là chìa khóa để nuôi sống dân số toàn cầu ngày càng tăng dưới sức ép của biến đổi khí hậu, và chính điều này đang khiến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Giám đốc chiến lược tập đoàn ETFs BlackRock, Jay Jacobs (Mỹ) cho biết: “Thế giới đang tiến đến cột mốc 10 tỷ người và một thị trường mới nổi sẽ làm tăng tầng lớp trung lưu lên hàng trăm triệu người- những người sẽ đòi hỏi nhiều nguồn protein phức tạp hơn gồm, thịt, sữa, rau hữu cơ. Điều đó sẽ gây ra nhiều áp lực lên hệ thống thực phẩm của chúng ta, cho dù bất kể điều gì có xảy ra trong bối cảnh lạm phát hiện nay”.

Theo báo cáo công nghệ khí hậu hàng năm của hãng PricewaterhouseCoopers (PwC), đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và sử dụng đất đã đạt 10,7 tỷ USD thông qua 354 thương vụ từ nửa cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2021, tăng 132% so với một năm trước đó.

Động thái này diễn ra bất chấp sự sụt giảm của các cổ phiếu công nghệ và hoạt động đầu tư mạo hiểm có xu hướng chậm lại. Ông Jacobs khẳng định xu thế hiện nay là các nhà đầu tư đang “đổ xô” mua vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

“Hãy nhìn về phía trước, lương thực- thực phẩm vẫn là mặt hàng thiết yếu. Chúng ta có thể thấy cổ phiếu công nghệ bị bán tháo hay sự luân chuyển từ tăng trưởng sang giá trị. Chúng ta có thể thấy một nền kinh tế khập khiễng trong tương lai. Và mọi người vẫn phải mua thực phẩm … Vì vậy, công nghệ nông nghiệp mang lại cho chúng ta sự tự tin và khả năng phục hồi nhất định, và chúng tôi có rất nhiều niềm tin rằng điều này sẽ ngày càng phát triển trong tương lai”.

Những thách thức trong hệ thống thực phẩm thời gian qua đã lộ ra, khi chi phí lương thực thế giới bùng nổ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 cho thấy, chi phí thực phẩm ở Mỹ tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lạm phát không chỉ giới hạn ở nền kinh tế số một thế giới với những tắc nghẽn trong chuỗi thực phẩm tạo ra những hiệu ứng lan truyền trên quy mô toàn cầu. Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2022, chỉ số giá hàng hóa lương thực của Ngân hàng Thế giới (WB) đạt mức cao kỷ lục, tăng 80% so với hai năm trước.

Người đứng đầu Liên Hợp quốc Antonio Guterres cho biết: Một sê-ri các biến cố bao gồm, cuộc xung đột Nga- Ukraine, biến đổi khí hậu và sự gián đoạn từ đại dịch coronavirus đã dẫn đến một “cuộc khủng hoảng đói kém toàn cầu chưa từng có” ở Somali, Yemen và Nam Sudan.

Các chuyên gia chiến lược nhận định: Nếu ​​trong vòng 20 năm tới vấn đề an ninh lương thực thế giới không được giải quyết sẽ càng trở nên tồi tệ hơn bởi nhiều thách thức vì nhu cầu ngày càng tăng. Vì vậy, việc đầu tư vào công nghệ nông nghiệp phải diễn ra ngay từ hôm nay.

Với những yếu tố gây căng thẳng như hạn hán và nhiệt độ cao hơn đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và công nhân nông nghiệp, các công ty khởi nghiệp đang tìm cách xây dựng khả năng phục hồi cho hệ thống lương thực, đồng thời ít phát thải hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn.

Một báo cáo năm 2021 do Liên Hợp quốc hậu thuẫn cho thấy rằng, tính đến năm 2015, hệ thống lương thực thế giới chiếm hơn một phần ba lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Ông Jacobs cho hay: “Các nhà sản xuất nông nghiệp của ngày mai sẽ rất khác. Đây là những công ty công nghệ cao đang tạo gây dựng hệ thống sản xuất nông nghiệp mới như canh tác trong nhà, thủy canh, canh tác thẳng đứng quanh năm. Và chính các công ty chế tạo người máy robot đang giúp chúng tôi thu hoạch sản phẩm”.

Một nghiên cứu mới từ Boston Consulting Group cho thấy, những dấu hiệu thành công ban đầu, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp như Beyond Meat và Impossible Foods sản xuất các protein thay thế.

Theo các nhà phân tích, nếu các lựa chọn thay thế thịt tiếp tục đi đúng hướng để giành được 11% thị phần của protein vào năm 2035, nó sẽ tương đương với việc khử cacbon của 95% ngành công nghiệp hàng không.

“Có rất nhiều tín hiệu lạc quan, các công ty khởi nghiệp vẫn đang đột phá vào không gian công nghệ nông nghiệp mà chúng đang cung cấp các giải pháp cho tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực”, ông Jacobs nói.

Theo Báo NNVN

 

Bài đọc thêm:

  1. Cảnh báo lá mướp đắng và nông sản vượt dư lượng và chất cấm
  2. Sầu riêng chậm bước xuất khẩu vì chưa cấp mã số vùng trồng
  3. Danh sách chính thức: Việt Nam có 34 cảng biển, 2 cảng đặc biệt

Popular Posts

Back To Top