Chiến tranh Thương mại đã tổn thương nông nghiệp Mỹ thế nào?

Các tài liệu kinh tế chỉ ra rằng các chính sách thuế trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây tổn hại cho nông nghiệp của nước Mỹ…

Trước tình hình lạm phát tiếp tục tăng vọt, đặc biệt là đối với thực phẩm, lạm phát lên tới 10,4% vào tháng 6, cần xem xét xem cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ với Trung Quốc và chính sách thuế quan của Mỹ đã tác động như thế nào đến giá nông sản và thực phẩm của Mỹ. Các tài liệu kinh tế cho thấy rằng, thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ và các mức thuế trả đũa sau đó do Trung Quốc và các nước khác áp đặt đối với hàng nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ đã làm tổn hại đến ngành nông nghiệp Hoa Kỳ và có thể tác động đến sản xuất trong tương lai, làm tăng giá lương thực hơn nữa.

Thuế quan thường làm tăng giá tiêu dùng và mặc dù điều đó cũng đúng với thuế xuất khẩu, nhưng cơ chế hoạt động hơi khác một chút. Các hạn chế đối với xuất khẩu, cho dù thông qua thuế quan hay các lệnh cấm xuất khẩu, thường tạo ra sự dư thừa hàng hóa. Nếu các công ty không thể bán sản phẩm của mình ra thế giới, họ phải bán nhiều hơn trong nước. Thặng dư làm giảm giá trong ngắn hạn. Nhưng khi các công ty đầu tư vào sản xuất thực phẩm, một mặt hàng có tính biến động cao, họ đầu tư dựa trên lợi nhuận mà họ nghĩ rằng họ sẽ có thể kiếm được trong tương lai. Nếu khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của họ bị hạn chế do chính sách thuế quan của nước khác, lợi nhuận của họ sẽ giảm và họ sẽ đầu tư ít hơn vào sản xuất trong tương lai, dẫn đến giá cao hơn về lâu dài.

Đối phó với việc chính quyền Mỹ áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, Trung Quốc đã đáp trả bằng một số đợt áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, với mức thuế từ 2,5% đến 25%. Vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Hoa Kỳ, nên một tỷ lệ lớn hàng hóa nông nghiệp, bao gồm cả xuất khẩu đậu tương và thịt lợn, phải đối mặt với thuế quan. Các quốc gia khác cũng trả đũa việc Mỹ áp thuế theo Mục 232 đối với thép và nhôm. Trên tất cả các mức thuế trả đũa, 30 tỷ USD hàng nông sản là mục tiêu, tương đương khoảng 22% tổng số hàng hóa bị trả đũa.

Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy thuế quan trả đũa đã làm giảm xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ 27 tỷ đô la từ giữa năm 2018 khi thuế quan được áp dụng đến cuối năm 2019. Chiếm phần lớn sụt giảm là đậu nành, chiếm 71%, tiếp theo là cao lương (lúa miến) và thịt lợn lần lượt là 7% và 5%. Thiệt hại chủ yếu tập trung ở các bang xuất khẩu sản phẩm, chẳng hạn như Iowa, Illinois và Kansas. Chỉ tính riêng tại 3 bang này, tổng thiệt hại về GDP đã lên tới 3,8 tỷ đô la cho đến năm 2019. Tổng cộng, Hoa Kỳ đã mất gần 16 tỷ đô la trong thương mại với các nước trả đũa do các mức thuế này.

Các mức thuế của chính quyền Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào hàng hóa trung gian hoặc hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng tiêu dùng, nhưng một số mức thuế đánh trực tiếp vào thực phẩm. Ví dụ, đợt thuế quan thứ ba được ban hành vào tháng 9/2018, tổng trị giá 200 tỷ USD, đã đánh vào một loạt hàng hóa bao gồm cả thủy sản. Hầu hết hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc thực sự có xuất xứ ở Hoa Kỳ, nhưng vì được đóng gói ở Trung Quốc, đủ điều kiện gọi là có “sự thay đổi đáng kể” theo luật thương mại của Hoa Kỳ và được dán nhãn là hàng Trung Quốc. Điều này đã tác động đáng kể đến ngành đánh bắt cá ở Alaska, và dẫn đến việc nhập khẩu hải sản từ Nga tăng lên vào thời điểm quan hệ Nga-Mỹ đang căng thẳng do cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra.

Chiến tranh thương mại đã không tạo ra lợi ích cho các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Chính quyền Biden nên giúp đỡ nông dân bằng cách đàm phán với Trung Quốc và các quốc gia khác để giảm hoặc hủy bỏ hoàn toàn thuế quan và tập trung vào các chính sách thương mại mang tính xây dựng hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.

Theo vasep.com.vn

Bài đọc thêm:

  1. 11/8: Giá dầu thô tăng do lạm phát của Hoa Kỳ thấp hơn dự báo
  2. Đến lượt Đài Loan cấm nhập khẩu hạt sen, thớt, nấm Trung Quốc
  3. Cơ chế tự xác nhận để gỗ dán Việt Nam được loại trừ áp thuế Mỹ
  4. Hoa Kỳ sẽ áp thuế gỗ dán có lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc
  5. Trung Quốc nhận hàng chậm, chủ hàng Việt giảm giá tinh bột sắn
  6. Mega A Logistics mở tuyến hàng hải Việt Nam-Nga trong tháng 8

Popular Posts

Back To Top