Chính thức thu phí cơ sở hạ tầng có khiến logistics Việt kiệt sức

Sau 3 cuộc khủng hoảng vận tải và tăng cước phí liên tiếp, ngành logistics Việt Nam có thể sẽ kiệt sức trước khoản thu cước phí mới…

Theo truyền thông trong nước, vào ngày 15/6/2021, UBND TP.HCM đã bắt đầu cho thử nghiệm thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cảng biển trên địa bàn thanh phố. Việc thu phí chính thức sẽ được bắt đầu từ ngày 1/7/2021.

Đối tượng nộp phí theo Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập – tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu (gồm tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan trong và ngoài TP. HCM).

Mức thu phí cao nhất là 4,4 triệu đồng/container – container 40 feet chở hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu. Mức thu phí thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container thuộc nhóm hàng hóa nhập xuất, nhập khẩu mở tờ khai trên địa bàn thành phố.

Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Dương Khuê của Công ty Cổ phần Phong Phú cho biết quyết định thu phí này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu.

“Một tháng, chúng tôi xuất khoảng 150 container và nhập nguyên liệu với số lượng tương đương. Nếu thu phí hạ tầng như trên, doanh nghiệp sẽ tốn thêm hàng tỷ đồng chi phí.” – Tổng giám đốc Khuê nói với VnExpress.

Sau 3 cuộc khủng hoảng vận tải và tăng cước phí liên tiếp, các đơn vị xuất khẩu, chuỗi cung ứng, và khách hàng đã dần quen chi phí mới – đó là chưa kể đến khoản chi trả cho trang thiết bị y tế trong mùa Covid-19.

Đọc thêm: Doanh nghiệp Việt bức xúc trước nguy cơ tăng cước phí vận tải biển lần 3

Trong quá trình đó, không ít doanh nghiệp đã mất khách do logistics đứt gãy và các đơn vị cung ứng là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hàng đã sản xuất thì kiểu gì vẫn có thể dùng trong nước, nhưng doanh nghiệp mất khách thì logistics Việt Nam đóng băng.

Theo VnExpress, ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) phân tích rằng: Nghị quyết 10 đã không tính đến hoạt động thực tế của ngành logistics. Hàng hóa đến cảng của Thành phố ngoài hàng xuất nhập khẩu thì còn có hàng hóa trung chuyển, chuyển tải đi Campuchia và các địa phương khác.

Tài liệu tham khảo và tổng hợp
1. Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND của UBND TP.HCM
2. Doanh nghiệp ‘kiệt sức’ nếu bị thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/7
3. Doanh nghiệp Việt “bức xúc” khi cước vận chuyển thiết lập đỉnh giá mới

Popular Posts

Back To Top