Chuỗi sản xuất của ngành lúa gạo Việt đang được hoàn thiện mạnh mẽ, góp phần giúp giá trị xuất khẩu cải thiển trước và sau đại dịch Covid-19.
Thuận lợi tiếp tục đan xen thách thức
Ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp lúa gạo đã liên tục đón nhận tin vui khi thị trường hồi phục. Dịch bệnh trong nước dần kiểm soát. Điều này giúp giá trị xuất khẩu của ngành lúa gạo tăng trưởng mạnh 45,4% về lượng. Và tăng 28,2% về trị giá so với tháng 1/2021. Đạt lần lượt 505.741 tấn và 246 triệu USD trong tháng 1/2022.
Tuy vậy, doanh nghiệp lúa gạo đang phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng nhanh. Như cước tàu biển, chi phí vận tải nội địa, giá các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu. Khiến chi phí sản xuất bị đội lên, ăn mòn vào lợi nhuận. Trong các tháng sắp tới, nhiều doanh nghiệp lúa gạo cho biết đang tiếp tục nhận được những đơn hàng giá trị cao. Đi kèm với đó là số lượng lớn từ nhà nhập khẩu.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất lúa gạo để nâng sức cạnh tranh
Trong bối cảnh đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp lớn đầu ngành sản xuất lúa gạo đã và đang từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị của mình để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo. Cụ thể những doanh nghiệp đầu ngành như Lộc Trời, Tân Long, Vinaseed, Trung An.
Ngoài đầu tư vùng nguyên liệu theo mô hình hợp tác với người nông dân. Còn đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại vào canh tác lúa. Nhằm tạo ra cánh đồng thông minh, giúp tăng năng suất và giảm công sức cho người nông dân.
Theo Báo Công Thương
Bài đọc thêm:
- Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V: Đưa gạo Việt Nam lên tầm cao mới
- 26/11: Giá lúa gạo trong nước ổn định, giá xuất khẩu giảm 4 USD/tấn
- Giá lúa gạo hôm nay 22/11: Đầu tuần giá gạo bật tăng nhẹ