Trước Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước nhà, doanh nghiệp SME Việt cần làm gì để vượt qua rào cản pháp lý, vận tải, và cước phí…
Đối với các doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ) tại Việt Nam, việc làm ăn với thị trường Mỹ là không hề đơn giản. Vừa phải nắm được thị trường, marketing, vừa phải thông thuộc tập quán, vừa phải quản lý chất lượng, giá cả.
Sau khi nắm được hết những thứ này, lại phải kể đến các công tác vận chuyển, kho bãi, xử lý các thủ tục hành chính, thông quan. Không dừng lại ở đó, các yếu tố hậu mãi, đổi trả, thanh toán, giao nhận cũng không hề đơn giản. Nếu chỉ một mình một ngựa, doanh nghiệp SME Việt gần như không có khả năng marketing và bán sản phẩm của mình trên đất Mỹ.
Doanh nghiệp Việt và 3 kênh xuất nhập khẩu chính
Hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp SME thường thông qua các kênh sau để đưa hàng Việt tiếp cận thị trường Mỹ.
1. Kênh “tự đào”
Thường nếu không có đỡ đầu, các doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0 sẽ tìm đến các thủ tục online để tìm cách giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài khâu trong chuỗi thủ tục pháp lý phức tạp trong việc xuất nhập khẩu.
Nỗ lực này tương tự như việc đi chữa cháy trên trực thăng bằng bình nước 20l. Trong mùa Covid, các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp (nhỏ, vừa, mới nổi) theo đó cũng chịu tác động bởi Logistics đứt gãy. Bám theo kênh này, không sớm thì muộn, những lời hứa hẹn của các doanh nghiệp SME với các đối tác và khách hàng cũng phải chịu hạn hán.
> Quy trình và chi phí tương ứng dành cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
2. Kênh hỗ trợ của sàn TMĐT
Bán hàng trực tuyến không chỉ giúp phát triển kinh tế vi mô mà còn thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu. Nếu tiếp tục tự cấp tự túc, buôn bán trong nước giống như xã hội làng xã, thì các mặt hàng của doanh nghiệp Việt sẽ không thể đứng vững mãi trong bối cảnh hội nhập. Đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút ngoại tệ cũng là đường lối của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
> Incoterm 2020 thay đổi như thế nào trong mùa Covid 2021
Ngày 28/4/2021, tại hội thảo do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) tổ chức, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng IDEA cho biết:
- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, là quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới nhanh nhất thế giới.
- “Với doanh thu TMĐT B2C toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2,883 tỷ đô la, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường”.
(Thông tin được dẫn từ website của Bộ Công Thương Việt Nam)
Thông qua các kênh TMĐT như Amazon, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để làm quen với các khái niệm và thủ tục mới liên quan đến xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc đào tạo, Amazon cũng hỗ trợ người bán (seller) xuất khẩu – nếu thông qua các cửa hàng của họ trên thế giới.
Đương nhiên, việc kết nối với các bên trong chuỗi cung ứng, xử lý thủ tục hải quan, đảm bảo chất lượng, v.v.. vẫn sẽ do các doanh nghiệp chủ động quản lý và tự chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, cho dù TMĐT giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, nhưng hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử chủ yếu vẫn tập trung vào marketing và làm quen thị trường quốc tế.
3. Thông qua kênh của các công ty Logistics
Cho dù có các kênh TMĐT hỗ trợ, chi phí vẫn sẽ độn lên khi các doanh nghiệp phải tự thực hiện các khâu vận chuyển và xử lý vô số các thủ tục hành chính.
Ví dụ:
- Giá thuê kho bên Mỹ là 1 USD/sqt (1 foot vuông tương đương 0.09 m2), tức là khoảng 10 USD/m2. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thuê Labor (phí nhân công), Parking (đậu xe), Stevedove (bốc vác)… rất tốn kém. Nhưng với mô hình kho chia sẻ cho 1000 nhà cung ứng Việt Nam của Mega A, doanh nghiệp Việt sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể.
- Đối với 1 bộ ghế sofa nặng 100kg, nếu đi đường hàng không, riêng tiền cước đã là 800 USD, sau đó mất thêm 7% thuế vào Mỹ; thủ tục, local charge 2 đầu là 200 USD; cũng không thể đi nguyên container giá (10,000/40HQ). Tuy nhiên, Mega A có thể share chỗ trên container consol với chi phí chỉ 600 USD.
[Infographic 2 – So sánh chi phí doanh nghiệp tự làm so với Mega A ]
Các công ty logistics đảm nhận các dịch vụ vận chuyển, kho bãi, và xử lý thủ tục hành chính tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc để các doanh nghiệp tự giải quyết.
Tại Mega A, chúng tôi ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường tại châu Mỹ, châu Âu – đặc biệt đối với 6 loại mặt hàng sau:
- Nội / ngoại thất
- Đồ gia dụng, điện tử gia dụng
- Linh kiện, phụ tùng ô tô
- Đồ thủ công mỹ nghệ
- Thời trang (quần áo, giày dép, mũ nón)
- Văn phòng phẩm.
Đối với các sản phẩm trong danh sách, Mega A sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu về xuất nhập khẩu – thông qua các buổi webinar, dự kiến sẽ tổ chức vào tuần 3 của tháng 6, 2021.