Tình trạng thiếu hụt container lạnh rỗng có phải là do đầu cơ để chờ tăng giá hay không? Các hãng tàu trả lời sao về điều này?
Chiều ngày 12/1, Bộ NN&PTNT và Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua vận tải đường biển”. Trong buổi họp, tình trạng cước phí vận tải biển tăng vọt trong năm qua đã được đề cập, kèm theo câu hỏi:
Đầu cơ đối với container, chờ nhu cầu tăng cao để tăng giá có phải là một phần nguyên nhân hay không?
Giải thích cho vấn đề này, các hãng tàu đã đưa ra giải thích cụ thể như sau:
- Trong vận tải biển giữa hai nước, chủ yếu là container chở hàng đi từ Việt Nam đến Trung Quốc chứ hiếm khi có chiều ngược lại. Văn phòng hãng tàu tại Việt Nam phải yêu cầu nhập container rỗng từ Trung Quốc để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của Việt Nam.
- Số lượng phích cắm cho container lạnh trên tàu là giới hạn nên phần lớn phục vụ cho các hợp đồng đã ký. Cụ thể hơn, nông sản Việt Nam xuất khẩu không chỉ có thanh long mà còn nó chuối, bưởi, sầu riêng. Các lô sản phẩm đó đã ký hợp đồng từ trước với tỷ trọng lớn đối với container lạnh.Nói cách khác, thanh long đột ngột chuyển từ đường bộ sang đường biển sẽ cần điều thêm container từ nước ngoài. Hơn nữa, việc này cần có tiến trình và cam kết cụ thể thì đội tàu mới có thể xác nhận nhu cầu và thay đổi năng suất làm việc.
Ngoài ra, thời điểm hiện tại là cao điểm – trước thềm Tết Nguyên đán, và thế giới vừa trải qua một năm khủng hoảng với logistics đứt gãy.
- Việc thiếu container còn là vấn đề dây chuyền về con người, không chỉ là quy trình và thủ tục. Nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc không gặp quá nhiều khó khăn về thủ tục thông quan, tuy nhiên những hàng hóa quen thuộc sẽ nhận được tín nhiệm cao hơn.Ví dụ: Chuối của Việt Nam lâu nay vẫn thường theo đường biển để nhập khẩu vào Trung Quốc, mặt hàng này vì vậy đã được quen thuộc và nhận được sự tín nhiệm của chính quyền địa phương. Cùng một quy trình và thủ tục, thanh long sẽ gặp phải sự kiểm tra gắt gao hơn từ hải quan tại Trung Quốc.
* Tuy nhiên, trong buổi họp không có ai đề cập đến việc: nếu đơn vị xuất nhập khẩu hoặc logistics quen thuộc đó vận chuyển thanh long vào Trung Quốc thì liệu có khả thi hơn hay không.
Ngoài ra, hãng tàu cũng cho biết hoa quả tươi là mặt hàng khó có thể giữ lâu. Theo góc nhìn của Mega A, đối với thanh long – mặt hàng “không quen thuộc” đối với hàng hải, nếu đầu cơ thì khả năng hỏng sẽ cao hơn, hàng phải trả về, không có lợi gì cho cả hãng tàu lẫn doanh nghiệp về lâu dài.
Với những giải thích cụ thể từ phía các hãng tàu, việc giải cứu thanh long thông qua biển lớn vẫn sẽ thực hiện nhưng được bao nhiêu phần trăm là con số khó có thể nói trước.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bên bán thanh long đang liên hệ với các đơn vị logistics nói chung và Mega A nói riêng để hỏi cước biển đi xuất khẩu chính ngạch, giải quyết khó khăn ngay trước mắt.
Bài đọc thêm: