Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đằng – Lạng Sơn được hình ra đời từ Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg, ngày 14/10/2009 Thủ tướng Chính phủ với quy mô lên đến 395km2. Dự án bao quanh thành phố Lạng Sơn cùng các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan và Chi Lăng. Đồng Đăng – Lạng Sơn là mắc xích quan trọng trong công cuộc xuất nhập khẩu cũng như nâng tầm giá trị kinh tế toàn tỉnh. Cùng tham khảo ngay những lợi ích của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đằng – Lạng Sơn nhé!
Khu Kinh Tế Đồng Đăng – Lạng Sơn: Bước Tiến Mới Cho Nền Kinh Tế Toàn Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới dài 231,74 km tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; có 12 cửa khẩu, trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Ga Đồng Đăng), 01 cửa khẩu song phương Chi Ma và 09 cửa khẩu phụ.
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tại Quyết định số 138/2008/QĐ-TTg, ngày 14/10/2009 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với quy mô diện tích khoảng 394 km2, bao gồm thành phố Lạng Sơn và một số xã thuộc các huyện: Cao Lộc, Văn Lãng, Chi Lăng và Văn Quan.
Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, điều hành trong nhiều năm qua. Có thể kể đến như:
- Trong giai đoạn 2013 – 2022, ngân sách nhà nước đã bố trí trên 11.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng yếu tại các khu vực cửa khẩu và thành phố Lạng Sơn.
Đặc biệt, cửa khẩu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn được xem là cú hích bền vững cho thị trường Vận Chuyển & Quản Lí Chuỗi Cung Ứng của toàn tỉnh Lạng Sơn. Đây là bước ngoặc để các doanh nghiệp nội địa kết nối vào mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc. Đặc biệt hơn cả, Mega A Logistics là một trong những đơn vị được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc cho mặt hàng nông sản.
Để phát huy tối đa tiềm năng của cửa khẩu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh đã tiếp tục hoàn thành các hạng mục công trình quan trọng:
- Dự án đấu nối đường bộ tại các cặp cửa khẩu (Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan, Nà Nưa – Nà Hoa, Bình Nghi – Bình Nhi Quan);
- Dự án Tòa nhà Trung tâm dịch vụ quốc tế cửa khẩu Hữu Nghị;
- Dự án nâng cấp Nhà kiểm soát liên hợp Cốc Nam; Trung tâm hội chợ thương mại;
- Dự án Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị; Đường chuyên dụng vận tải hàng hóa qua mốc 1119-1120; Dự án cải tạo nâng cấp Tuyến đường Hữu Nghị – Bảo Lâm;
- Đường phục vụ xuất nhập khẩu, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng với Khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc), hiện nay đang triển khai dự án tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng…
Tại các khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh có
- 28 dự án đầu tư kinh doanh bến bãi với số vốn đăng ký trên 3.000 tỷ đồng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu;
- Trong đó có 11 dự án đầu tư kinh doanh kho, bãi tại 04 cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu với tổng vốn đăng ký 1.750 tỷ đồng.
- Hầu hết các dự án đã đầu tư xây dựng và hoạt động ổn định, phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động trong hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước.
Hơn thế nữa, cửa khẩu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện tốc độ phát triển kinh tế của toàn tỉnh trong suốt giai đoạn vừa qua:
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2013 – 2022 qua địa bàn tỉnh đạt 37.750 triệu USD, trong đó kim ngạnh xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu đạt trên 29.468 triệu USD, bằng 78% toàn tỉnh
- Hoạt động xuất nhập cảnh diễn ra ngày càng sôi động, trong giai đoạn 2013 – 2022 có khoảng 19,7 triệu lượt người xuất nhập cảnh (bình quân mỗi năm có khoảng 1,3 triệu lượt người), tổng số phương tiện xuất nhập cảnh đạt trên 4,5 triệu lượt phương tiện.
- Tổng thu ngân sách trong Khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2013 – 2022 đạt trên 69.411 tỷ đồng (thu nội địa đạt 23.824 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 45.586 tỷ đồng)
- Năm 2013 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 70,05%, công nghiệp – xây dựng 17,25%, nông lâm nghiệp 5,12%
- Đến năm 2022 tỷ trọng các ngành tương ứng là dịch vụ 67,12%, công nghiệp – xây dựng đạt 23%, nông lâm nghiệp còn 3,69%.
Khu kinh tế cửa khẩu đã đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP tỉnh, năm 2013 tỷ trọng GRDP Khu kinh tế cửa khẩu chiếm khoảng 37,12% GRDP toàn tỉnh, đến năm 2022 đạt mức 39,95%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào Khu kinh tế cửa khẩu trong 10 năm là 58.992 tỷ đồng, trong đó năm 2022 là 10.559,6 tỷ đồng, tăng 3,7 lần so với năm 2013.
Lạng Sơn Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn
Trong thời gian tới nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 08/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu và biên giới.
Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, các Đề án, Chương trình đã được phê duyệt. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, tạo sự liên thông giữa các khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu với các khu vực liên quan để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành của các lực lượng chức năng và nâng cao năng lực lưu thông hàng hóa.
Đầu tư xây dựng hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và kết nối cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh; phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); phối hợp với các bộ, ngành trung ương thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến quốc lộ 4A, 4B, 3B, 31; đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét bổ sung cảng cạn Lạng Sơn và cảng cạn Tân Thanh tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng vào quy hoạch chi tiết hệ thống cảng cạn Việt Nam và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bổ sung kế hoạch nâng cấp cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt hiện có, trong đó có tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng; mở rộng đường vận chuyển hàng hóa chuyên dụng tại khu vực mốc 1088/2-1089 cửa khẩu phụ Tân Thanh. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm các tuyến ra cửa khẩu, các tuyến đường ngang đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng của Khu kinh tế cửa khẩu.
Phát triển đa dạng các loại hình thương mại, du lịch, dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, thương mại tự do, kết hợp du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái. Phát triển các loại hình dịch vụ gắn với kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ logistics, đại lý hải quan, tư vấn pháp luật, kiểm nghiệm, kiểm dịch theo hướng chất lượng, văn minh, hiện đại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tập trung xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành cửa khẩu kiểu mẫu tiên tiến nhất ASEAN phát triển dựa trên áp dụng công nghệ tự động hóa cao, có các trung tâm logistics cao cấp, thông minh, bãi đỗ xe điện tử, lưu kho tự phục vụ và các dịch vụ số khác để tăng tính chủ động, giảm thời gian thông quan…
Tạo điều kiện để các tổ chức trong nước, ngoài nước thành lập chi nhánh, phòng giao dịch để thực hiện các dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, bảo hiểm,… Phát triển các dịch vụ bưu chính quốc tế tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị theo quy định của Liên minh Bưu chính quốc tế (UPU). Phát triển viễn thông theo hướng hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch đến Khu KTCK. Gắn kết các hoạt động du lịch của Khu KTCK với tổng thể du lịch của tỉnh, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc sắc, các tuyến du lịch trọng điểm và du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, mua sắm, vãn cảnh và du lịch qua biên giới.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc để vừa tạo thuận lợi cho phát triển KTCK vừa bảo đảm quốc phòng, an ninh; duy trì Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân, Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp và thực hiện hiệu quả các cơ chế trao đổi, hội đàm đã ký kết giữa hai bên để phối hợp thực hiện công tác quản lý biên giới, quản lý cửa khẩu, đấu nối đường bộ qua biên giới, nâng cấp cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; thực hiện có hiệu quả “Thỏa thuận hợp tác lao động qua biên giới”; tăng cường hội đàm, trao đổi để tháo gỡ những rào cản, vướng mắc về chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, khai thác, tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Triển khai hiệu quả mô hình “Cửa khẩu kiểu mẫu” tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và vận hành “Luồng xanh” thông quan nhanh hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh. Hoàn thiện các thủ tục và đưa tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 vào hoạt động chính thức và trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan; nâng cấp và chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Bình Nghi – Bình Nhi Quan; trình Chính phủ hai bên phê chuẩn thời gian làm việc chính thức tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm và bổ sung vào Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đổi mới phương thức, có giải pháp cụ thể trong công tác giám sát đánh giá đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là trong thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường,… Nghiên cứu các biện pháp rút ngắn thời gian kiểm hoá, kiểm soát, bốc xếp, trung chuyển hàng hoá qua biên giới. Nghiên cứu đề xuất với Trung ương thực hiện thí điểm một số loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa mới.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, phương thức huy động vốn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); tăng cường tiếp xúc, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài và đổi mới hình thức vận động tài trợ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút, nâng cao chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu KTCK. Tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn nhằm phát huy tối đa lợi thế các cửa khẩu. Tăng cường kết hợp giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch nhằm quảng bá và thu hút đầu tư, thu hút du khách, phát triển thương mại.
Tăng cường công tác quốc phòng – an ninh, bảo đảm chủ quyền biên giới quốc gia, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, nhất là các đường mòn, lối mở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Chú trọng công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình liên quan đến thương mại biên giới, trong đó gắn nhiệm vụ công tác an ninh với công tác đối ngoại và hoạt động kinh tế, quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng Biên phòng, Công an, Hải quan và giữa các lực lượng chức năng khu vực cửa khẩu hai nước. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả…