Đề xuất tạm dừng tạm nhập, tái xuất trang phục phòng chống dịch

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng trang phục phòng, chống dịch…

  • Nội dung dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất 
  • Danh mục mặt hàng y tế tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo dự thảo

Dự thảo Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Theo dự thảo, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch trong danh mục sau:

Dự thảo cũng nêu rõ, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022 và thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

STTMã hàngMô tả mặt hàng
1Chương 3939252090Găng tay y tế
2Chương 4040151100Găng tay y tế
340151900Găng tay y tế
4Chương 6262101090Bộ trang phục phòng chống dịch (gồm quần áo, kính, khẩu trang y tế, mũ bảo hộ, găng tay, giày)
5Chương 6363079040Khẩu trang y tế
663079090Khẩu trang y tế

 

Dự thảo Thông tư này được soạn thảo nhằm tiếp nối các quy định tại Thông tư 44/2020/TT-BCT. Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT, Bộ Công Thương nhận định rằng có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

Với cùng lý do đó, cơ quan soạn thảo cũng nhận định rằng diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

Theo Tạp chí Công Thương

Bài đọc thêm:

  1. Hòa Phát chuyển dịch sản xuất, đầu tư lớn vào hàng điện lạnh và gia dụng
  2. Vietnam Foodexpo trực tuyến – hỗ trợ doanh nghiệp trong giao dịch số
  3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Lào
  4. Nghịch lý ngành nông nghiệp: ‘Một tấn phân bón đắt hơn một tấn gạo’

Popular Posts

Back To Top