Trái ngược với tình hình khả quan nữa đầu năm, các doanh nghiệp Gia Lai hiện đang phải đối mặt với tình trạng tồn hàng chục ngàn tấn nông sản…
Tạp chí Công Thương – Đầu tháng 7/2021, COVID-19 tái bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu nông sản của Gia Lai, trái ngược với 6 tháng đầu năm 2021.
Ví dụ như Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đông Giao – chi nhánh Gia Lai, trong nửa đầu 2021, lượng hàng xuất khẩu của Công ty tăng 25% so với cùng kỳ 2020. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 6 tháng đầu năm cũng đã xuất khẩu được 80 ngàn tấn cà phê, tăng 130% so với cùng kỳ 2020.
Ông Đoàn Ngọc Có, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cũng nhận định về Gia Lai như sau:
“Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh rất tốt. Thời điểm trên, dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt nên việc tổ chức thu hoạch, thu mua và chế biến hết sức thuận lợi. Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Chi nhánh tỉnh Gia Lai đang có vùng nguyên liệu Chanh dây khoảng 6.500 ha. Đơn vị đã tổ chức tốt việc thu mua sản phẩm chanh dây cho nông dân về chế biến tại nhà máy. Vấn đề xuất khẩu cũng gặp thuận lợi bởi xuất hàng qua 2 cảng là Quy Nhơn và Đà Nẵng, nơi đều đang khống chế tốt dịch Covid-19”.
Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) càng tạo thêm điều kiện phát triển thuận lợi cho thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên từ đầu tháng 7 cho đến hiện nay, 3 cảng lớn tại phía Nam là TP HCM, Bình Dương, và Đồng Nai đều đã trở thành trung tâm bùng dịch COVID-19. Các hãng tàu và container vốn đã khó gặp nhau, giờ lại càng khó hơn.
Ông Hiệp là Giám đốc Công ty Vĩnh Hiệp cho biết: đơn vị hiện đang tồn khoảng 20 ngàn tấn sản phẩm gồm cà phê và hồ tiêu chưa thể xuất khẩu được. Nguyên nhân ngoài COVID-19 thì còn do thiếu tàu, container, xe vận chuyển, nhân công. Các khu công nghiệp lớn có chi nhánh của Vĩnh Hiệp như Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh đều gần như bị tê liệt.
Ông Nghĩa là Giám đốc Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Chi nhánh Gia Lai cũng cho hay: nguyên liệu của đơn vị hiện thì nhiều nhưng công nhân lại thiếu. Bình thường cần đến khoảng 600 công nhân làm việc tại nhà máy, nhưng hiện lại chỉ có khoảng 300 – để thực hiện nghiêm quy định giãn cách.
Tham khảo Tạp Chí Công Thương
Bài đọc thêm: