Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A

Việt Nam là một trong những đối tác đặc biệt của Trung Quốc. Đặc biệt, “Trung Quốc muốn xây dựng mối quan hệ bền hợp tác bền chặt tới Việt Nam thông qua hệ thống logistics xuyên biên giới Việt – Trung” trích dẫn lời của Cục trưởng Cục Thương mại châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam. Hơn cả một dự án, logistics xuyên biên giới chính là sự hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương mại hóa & toàn cầu hóa của hai nước. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Ông Đặng Đình Long - CEO Mega A Logistics phát biểu tại hội nghị Logistics xuyên biên giới
Ông Đặng Đình Long – CEO Mega A Logistics phát biểu tại hội nghị Logistics xuyên biên giới

Trung Quốc Mong Muốn Kết Hợp Cùng Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung lần thứ 23 năm 2023, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trong khu vực với sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ Việt Nam & Trung Quốc.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai – ông Trịnh Xuân Trường đã có đôi lời phát biểu như sau: “ Lào Cai đã và đang từng bước vươn mình trở thành hạt nhân quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, Lào Cai sở hữu vị trí chiến lược đắc địa trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.”

Đặc biệt, Lào Cai được giới chuyên gia nhận định chính là khu vực liên kết trực tiếp các nước tại ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, góp phần mở ra nhiều hướng đi mới trong các lĩnh vực trọng điểm của hai quốc gia.

Tỉnh Lào Cai đang tích cực nỗ lực i trở thành trung tâm kết nối thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN cùng với khu vực Tây Nam và Trung Quốc. Hơn cả là “cầu nối” cho luồng hàng hóa hai chiều từ Trung Quốc sang ASEAN và các khu vực châu Á khác.

Để hiện thực hóa điều đó, tỉnh Lào Cai từng bước tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng biên giới; quy hoạch, bố trí các cơ sở công nghiệp, cơ sở kinh tế phù hợp; tích cực thúc đẩy xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại biên giới Việt – Trung đã được Chính phủ hai nước ký kết.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao định hướng
Các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao định hướng

Lào Cai tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống hạ tầng giao thông từ đó tạo tiền đề bền vững đẩy mạnh công nghiệp chế biến & chế tạo. Điều này hình thành nên mối liên kết chặt chẽ trong các chuỗi cung ứng logistic cũng như xây dựng mạng lưới xuất nhập khẩu chuyên sâu.

Ngoài ra, toàn tỉnh Lào Cai cần hiểu rõ phương hướng, quan điểm trong các quyết định của Chính phủ và các quyết định, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Tỉnh Lào Cai phải hướng đến hệ thống logistics xuyên biên giới hiện đại và tân tiến.

Chính vì thế, ngân sách cần ưu tiên để làm “vốn mồi” là điều vô cùng cần thiết, điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư quốc tế có kinh nghiệm, uy tín và mạng lưới phủ khắp các châu lục. Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết chúng ta cần tập trung mạnh vào khía cạnh chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ 4.0 và xây dựng các trung tâm logistics chuẩn quốc tế.

Mục tiêu chính của “Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai” là những thảo luận về chính sách cùng cơ hội & thách thức trong hành trình xây dựng tuyến đường logistics xuyên biên giới Việt – Trung. Đây được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến chiến lược thương mại quốc tế của Việt Nam.

Tham khảo: Tiềm Năng Logistics Thu Hút Nhà Đầu Tư Mỹ 

Cảm Nhận Của Chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Mega A Về Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc.

Vào ngày 22 – 10 – 2023, Tập đoàn Mega A – Công ty Mega A Logistics đã tham dự “hội nghị song phương logistics xuyên biên giới”. Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT – Ông Đặng Đình Long đã bày tỏ quan điểm sâu sắc về tầm quan trọng của chuỗi logistics xuyên biên giới trong tương lai với đối tác Trung Quốc.

Có thể nói, Logistics xuyên biên giới là một giải pháp “một trạm”, toàn bộ lô hàng được vận chuyển nhanh chóng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu mà không trải qua quá nhiều khâu kiểm tra, thủ tục như trước kia.

Doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc hướng đến hệ thống Logistics xuyên biên giới bền vững
Doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc hướng đến hệ thống Logistics xuyên biên giới bền vững

Với logistics xuyên biên giới, các nhà cung cấp cũng như các nhà mua có nhu cầu có thể tìm tới dịch vụ một trạm này để dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ một cách tối ưu nhất về mặt chi phí, về mặt thời gian và về mặt chất lượng của hàng hóa.

Logistics xuyên biên giới chính là quá trình mà tất cả các bên cùng nhau tham gia vào để mang đến chất lượng sản phẩm & dịch vụ chuỗi cung ứng tốt nhất cho khách hàn. Để làm được điều này từ khâu sản xuất đến vận chuyển cần phối hợp đồng bộ và sở hữu đầy đủ tiểu chuẩn của các cơ quan bộ ngành. Cụ thể như:

  • Khâu sản xuất thì đã cần phải chuẩn hóa, ví dụ như nhà máy cần phải đầy đủ ISO, HACCP, sản phẩm phải đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cơ sở đóng gói cần phải được đăng ký mã nhà đóng gói và vùng trồng cần phải được đăng ký mã số vùng trồng. Điều này sẽ giúp Tổng cục Hải quan của phía bạn sẽ nhận được thông tin này và khi hàng đến, họ sẽ nhìn nhãn mác, số hiệu đó sẽ giúp thông qua một cách nhanh chóng nhất và không cần phải kiểm tra. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • Kế đến, đơn vị chuyển quốc nội từ nhà máy tới cảng biển thì cũng yêu cầu các nhà cung cấp vận chuyển cần có tính chuyên nghiệp cao, có kinh nghiệm trong ngành để có thể cung cấp dịch vụ chuẩn xác nhất tới khách hàng, đặc biệt là mặt hàng nông sản.
  • Các hãng tàu sẽ là đơn vị thứ ba tham gia vào chuỗi cung ứng logistics xuyên biên giới. Tàu container có thể mang tới các giải pháp vận chuyển cho khách hàng từ 10 tấn, 15 tấn, 25 tấn đến nhiều hơn nữa. Đặc biệt, các đơn vị phải khảo sát kỹ mặt hàng vận chuyển để lựa chọn các loại tàu cho phù nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa trong suốt hành trình di chuyển.
  • Hơn thế nửa, hệ thống logistics xuyên biên giới sẽ sử dụng loại hình tàu trực tiếp Direct Vessel thay vì sử dụng các loại hình như tàu con (Feeder) chuyển tải, tàu mẹ (Mother Vessel) một cảng lớn. Hàng hóa sẽ đi trực tiếp đến điểm nhận mà không cần qua các cảng trung chuyển. Điều này rất quan trọng với mặt hàng nông sản.
  • Thành phần tiếp theo kể đến không kém phần quan trọng đó là các công ty khai thác cảng biển. Các công ty này phải cam kết support (hỗ trợ) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.

Tham khảo: Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc

Hội nghị Logistics Xuyên Biên Giới diễn ra tốt đẹp
Hội nghị Logistics Xuyên Biên Giới diễn ra tốt đẹp

Một doanh nghiệp lớn tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc là Công ty khai thác Cảng IPC cũng được mời tham dự “Hội nghị song phương logistics xuyên biên giới”. Doanh nghiệp cho biết Công ty sẽ hỗ trợ hết mình các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực cảng Hạ Môn.

Ngoài ra, Công ty IPC cũng cam kết các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu sang cảng Hạ Môn – Trung Quốc sẽ được phục vụ một luồng riêng biệt để rút ngắn triệt để thời gian lưu kho cũng như hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Hơn thế nữa, các hàng hóa cũng sẽ được thông qua kể cả tàu vận chuyển chưa cập cảng và nếu có những container cần được kiểm tra thì quy trình sẽ diễn ra riêng việt và không quá thời gian 1 ngày. Thật không quá khi nói rằng đây chính là cơ hội tuyệt mà hệ thống logistics xuyên biên giới Việt – Trung đã mang lại.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy logistics xuyên biên giới là một giải pháp. Ở đó các doanh nghiệp, các đối tác, các bạn hàng đi cùng nhau, cùng nhau xây dựng một giá trị chung, làm sao để cho hàng hóa đi từ nơi xuất phát đến nơi đích ở một dịch vụ một trạm và chỉ chạm vào một dịch vụ. Tiếp tục đồng hành cùng Mega A Logistics Company để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường Logistics Việt Nam nhé!

Popular Posts

Back To Top