Thị trường Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành điểm đến hàng đầu của nền nông nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, với việc ban hành các bộ luật mới 248 & 249 trong biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ cập nhật những tiêu chuẩn, quy định mới và đăng ký mã số để tiến hành xuất khẩu. Tham khảo ngay cùng Mega A Logistics
Con Số Ấn Tượng: Trên 300 Mã Số Doanh Nghiệp Đã Được Cấp
Trong bối cảnh, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ đăng ký mã số doanh nghiệp để kịp nguồn hàng xuất sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, Cục Hải Quan đã quy định rõ ràng các đơn vị cần phải có đầy đủ mã số vùng trồng, mã nhà đóng gói cũng như mã số xuất khẩu GACC.
Đặc biệt, Mega A Logistics cung cấp dịch vụ đăng ký hệ thống mã trên để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề giấy tờ, thủ tục pháp lý để quá trình xuất khẩu được thuận lợi. Đội ngũ pháp lý của Mega A Logistics hỗ trợ khách hàng 24/7 và liên tục cập nhật tiến độ đến với doanh nghiệp.
Đây được xem là những dịch vụ quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc dành cho mặt hàng nông sản mà Mega A Logistics đã xây dựng trong thời gian vừa qua.
Bộ đôi luật Quy định 248 & Quy định 249 đã được ban hành trong vòng 2 năm qua và đã sửa đổi bổ sung trong thời gian gần đây. Quy định nhấn mạnh về tầm quan trọng của quy trình kiểm tra chất lượng nông sản xuất nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Tham khảo: Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn: Cần Một Bên Điều Phối Chung Khi Đàm Phán Mở Cửa Thị Trường
Văn phòng SPS Việt Nam đã thông báo tại Hội Nghị Tổng Kết năm 2023 rằng có khoảng 3015 mã số doanh nghiệp được cấp để đơn vị tiến hành xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Số lượng này tương đương 3000 cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam đạt chuẩn và hướng về thị trường Tỷ Dân.
Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp tự đăng ký khoảng 1443 chiến khoảng 48%, các doanh nghiệp này tự đăng ký theo Quy định 248. Trong đó, các sản phẩm thủy sản cũng như có nguồn gốc từ thực vật là mặt hàng được doanh nghiệp Việt chú trọng xuất khẩu trong thời gian qua.
Thêm vào đó, trong số các nhóm ngành hàng có nguy cơ cao do 5 cơ quan thẩm quyền quản lý, số lượng mã số chiếm đến 52% khoảng 1570.
Có thể thấy hai quy định: Quy định 248 (quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu) và Quy định 249 (quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) đã và đang phát huy đúng vai trò gìn giữ chất lượng nông sản xuất nhập khẩu và góp phần không nhỏ thay đổi quy trình sản xuất, vận hành của các doanh nghiệp.
Từ đó giúp họ hình thành kỷ luật và sự chặt chẽ trong khâu sản xuất, thu hoạch, kiểm định và xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Bộ đôi lệnh này đã mang đến nhiều bước tiến mới mẻ cho nền Nông nghiệp Việt.
Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thích nghi rất nhanh khi sử dụng phần mềm đăng ký Online của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Các đơn vị cũng tận dụng rất tốt các ưu điểm của phần mềm để khai báo thông tin nhanh chóng, mạch lạc.
Tham khảo: Chữ “Tín” Góp Phần Giữ Chân Nông Sản Việt Tại Thị Trường Trung Quốc
Đẩy Mạnh Quá Trình Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Và Tăng Cường Kết Nối Giao Thương
Thế nhưng, vẫn còn không ít các doanh nghiệp chưa quan tâm quá sâu sắc đến quy trình đăng ký cũng như các mã số cần thiết để xuất khẩu sang thị trường Trung QUốc.
Điều này cũng lý giải cho sự việc có khoảng 5 – 10% doanh nghiệp gặp phải những sai phạm liên quan đến: ỗi kỹ thuật trong quá trình xuất khẩu như sai tên doanh nghiệp, sai mã số, thiếu thông tin trên nhãn mác, mất mật khẩu tài khoản…
Bên cạnh đó, Văn Phòng SPS Việt Nam cũng sẽ tích cực cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến Quy định 248 & 249 cũng như các điều luật liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản từ các đối tác thương mại và thành viên WTO.
Bên cạnh đó, văn phòng SPS cũng sẽ tiếp tục với các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tiếp tục đàm phán chương SPS của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein), Việt Nam – Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); tiếp tục đàm phán nâng cấp các Hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định ASEAN – Canada (ACAFTA), Hiệp định ATIGA.
Tham khảo: Bật Mí Quý Cách Tối Ưu Hoá Quản Lý Đơn Hàng Trên Kênh Thương Mại Điện Tử
Văn phòng cũng chủ trì và phối hợp với các cơ quan thuộc mạng lưới SPS Việt Nam triển khai các cam kết SPS trong các FTA và chuẩn bị nội dung, tham dự các phiên họp thuộc Ủy ban SPS tại các Hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là trong các Hiệp định: EVFTA, CPTPP, RCEP, VKFTA, UKVFTA, VIFTA.
Hơn thế nữa, Các doanh nghiệp và Hiệp Hội cần chủ động Xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu.
Đồng thời đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu
Tất cả cùng nhau hướng đến mạng lưới Logistic Xuyên Biên Giới Việt Nam Trung Quốc về mặt hàng nông sản thành công và phát triển rực rỡ trong tương lai.