Eu đã ra thông báo mặt hàng sầu riêng của Việt Nam đã được liệt vào danh sách nông sản cần được kiểm tra và tần suất sẽ khoảng 10%. Phó giám đốc văn phòng SPS Việt Nam đã chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành và kiểm tra kỹ lượng tất cả lô hàng xuất khẩu.
Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành hàng mà còn là bộ mặt của nền nông nghiệp Việt Nam. Cùng Mega A Logistics tham khảo ngay nhé!
Tham khảo: Top 10 Nhận Định Quan Trọng Về Thị Trường Xuất Khẩu Thuỷ Hải Sản Năm 2024
EU Siết Chặt Kiểm Định Doanh Nghiệp Việt Tăng Cường Kiểm Tra
Quy định thực hiện Quy chế (EU) 2024/286 về việc tạm thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu vào EU một số hàng hóa từ một số nước thứ ba sẽ được áp dụng chính thức vào 17/1/2024.
Trong đó, mặt hàng nông sản của Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu chịu sự giám sát của EU bao gồm:
- Ớt chuông – tần suất 50%
- Mì ăn liền – tần suất 20%
- Sầu riêng – tần suất 10%
- Đậu bắp, thanh long vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam với tần suất kiểm tra tương ứng là 50 và 20% tại cửa khẩu EU
Ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc văn phòng SPS Việt Nam cũng đã nhận xét rằng việc EU tăng cường kiểm tra hàng hoá không còn quá bất ngờ bởi vì nghị viện Châu u sẽ họp 6 tháng 1 lần để tổng kiểm tra tất cả mặt hàng nhập khẩu vào nước này. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà các mặt hàng từ nhiều nước khác cũng nhận lệnh này.
Ví dụ: Đậu ván/đậu cô ve của Bangladesh (tần suất kiểm tra 20%), lá nho từ Ai Cập (tần suất kiểm tra 20%), đậu đũa từ Sri Lanka (tần suất kiểm tra 20%), chanh dây từ Thái Lan (tần suất kiểm tra 10%)
Đặc biệt, ông Ngô Xuân Nam cũng nhấn mạnh rằng chúng ta phải hiểu chi tiết rằng đây là thông báo của Ủy ban châu u gửi cho Ban thư ký WTO để các quốc gia biết và thực hiện chứ không phải thông báo cảnh báo của EU đối với nông sản Việt Nam
Các điều lệnh kiểm tra như trên là ban hành cho tất cả quốc gia xuất khẩu đến thị trường EU. Tuy nhiên, không phải vì điều đó mà các doanh nghiệp nông sản Việt Nam ngó lơ. Chúng ta cần phải tập trung kỹ càng vào giai đoạn trồng trọt đến khi xuất khẩu. Tất cả mọi quy trình đều cần trải qua giai đoạn kiểm định nghiêm ngặt.
Tham khảo: Doanh Nghiệp Tăng Tốc Đăng Ký Mã Số Hướng Đến Xuất Khẩu “Thị Trường Tỷ Dân”
Những Lý Do Khiến Sầu Riêng Việt Nam Bị Đưa Vào Danh Mục Kiểm Tra
Văn phòng SPS Việt Nam đã thống kê rằng chỉ có khoảng 1 tấn sầu riêng của Việt Nam bị kiểm tra, ước tính khoảng 3 lô hàng. Một trong những lý do mà EU kiểm tra có thể là khối lượng của 3 lô hàng quá chênh lệch nhau, lần lượt là: 90kg, 515kg và 525kg. Điều này quy định vi phạm của EU.
Đặc biệt, ông Ngô Xuân Nam cũng đánh giá việc 10% đơn hàng bị kiểm tra sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của toàn ngành bởi vì Việt Nam là nước có thế mạnh về các loại nông sản nhiệt đới như sầu riêng. Trong tương lai, chúng ta đã có rất nhiều phương án xuất khẩu số lượng lớn đến với thị trường Quốc tế. Chính vì thế, việc kiểm tra theo quy định của các nước nhập khẩu là điều rất dễ xảy ra.
Ông còn nói chính điều này càng thúc đẩy doanh nghiệp suy nghĩ đến sự chất lượng, uy tín và chu đáo trong từng quá trình. Góp phần nâng cao chất lượng của toàn ngành.
Thêm vào đó, Bộ NN & PTNT phối hợp với các đơn vị chủ quản và các cơ quan tại địa phương như HTX để triển khai các chương trình tập huấn cho các nhà vườn và kiểm tra chất lượng định kỳ tất cả mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Các buổi hội thảo, chuyên đề là cơ hội hoàn hảo để Bộ NN & PTNT cùng với các doanh nghiệp đóng góp & xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn cho hành trình phát triển xuyên biên giới của nông sản Việt,
Chúng ta cần phải rút kinh nghiệm với những lô hàng đã bị EU kiểm tra và chỉ điểm để lấy đó làm bài học phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Tham khảo: Bùng Nổ Nhu Cầu Kho Bãi Cho Thương Mại Điện Tử
Bài Học Văn Phòng SPS Gửi Đến Ngành Nông Nghiệp
Văn phòng SPS cũng đã có những góp ý gửi đến các nhà nông: Chúng ta cần nhìn nhận lại những bài học trong quá khứ để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình canh tác, sản xuất để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của thị trường EU.
Một vấn đề nữa, là bà con phải tích cực chuyển đổi sang hướng canh canh tác hữu cơ, sử dụng các hoạt chất sinh học, chế phẩm sinh học để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, là sự phối hợp, đồng hành của các doanh nghiệp. Hiện nay, không riêng gì thị trường EU, hầu hết các thị trường đều đưa ra cảnh báo dù chỉ một lô hàng vi phạm. Điều ấy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của cả ngành hàng và minh chứng chính là 3 lô hàng sầu riêng có hơn 1 tấn xuất khẩu vào EU năm 2023.
Sầu riêng là ngành hàng tỷ đô, với kim ngạch xuất khẩu năm vừa qua vượt 2 tỷ USD. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất sầu riêng đạt tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu, nhưng chỉ vì 3 lô hàng, EU đã gửi thông báo đến WTO.
Hơn lúc nào hết, chúng ta đang rất cần sự đồng hành của cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành nông nghiệp tốt, sử dụng thuốc BVTV đúng cách, cũng như khuyến nghị người dân hiểu chắc, nắm rõ vấn đề.
Đó chính là lý do vì sao, càng sâu nhập rộng vào thị trường quốc tế chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ càng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang hướng về nhu cầu phát triển xanh và tạo dựng sự bền vững với môi trường, vì vậy doanh nghiệp phải thật sự lưu ý đến quy trình canh tác và nuôi trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả quy định về an toàn thực phẩm.
Đây là một trong những điều kiện tiên quyết dành cho tất cả mặt hàng nông sản nếu như chúng ta không muốn bị dính đến những án phạt của EU trong tương lai. Đồng thời cũng tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Tham khảo: Bật Mí Quý Cách Tối Ưu Hoá Quản Lý Đơn Hàng Trên Kênh Thương Mại Điện Tử