GACC công bố quy định nhập khẩu quả sầu riêng tươi từ Việt Nam

Sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc kể từ ngày 27/7, sau khi GACC đăng tải thông báo về yêu cầu kiểm dịch thực vật..

Ngày 27/7 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đăng tải thông báo số 66 năm 2022 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại địa chỉ sau:

Thông báo về việc kiểm dịch động thực vật đối với sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam

Nội dung bao gồm:

Theo quy định của luật pháp có liên quan của Trung Quốc và “Nghị định thư giữa Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc “, kể từ nay (27/7), sầu riêng tươi của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu vào Trung Quốc:

I. Cơ sở Kiểm tra và Kiểm dịch

  • (1) Luật An toàn sinh học của Trung Quốc;
  • (2) Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh và các quy định về thi hành Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
  • (3) “Luật An toàn thực phẩm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và “Quy định thi hành Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”;
  • (4) Các biện pháp giám sát và quản lý kiểm tra và kiểm dịch trái cây nhập cảnh;
  • (5) “Nghị định thư của Tổng cục Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc”.

II. Tên hàng hóa được phép nhập khẩu

Sầu riêng rươi (được viết tắt dưới đây là “sầu riêng”), tên khoa học: Durio zibethinus Murr, tên tiếng Anh: Durian.

III. Nơi xuất xứ cho phép

Vùng sản xuất sầu riêng Việt Nam

IV. Vườn trồng và cơ sở đóng gói được phê duyệt

Vườn trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (sau đây gọi là “MARD”), và được Tổng cục Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là thành “GACC”) và MARD. Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để truy xuất nguồn gốc chính xác khi hàng hóa xuất khẩu không tuân thủ các quy định liên quan của Nghị định thư này. Trước khi bắt đầu thương mại, Bộ NN-PTNT sẽ cung cấp cho GACC danh sách đăng ký, danh sách này sẽ được công bố trên trang web chính thức sau khi được GACC xem xét và phê duyệt và cập nhật thường xuyên.

V. Danh sách các loài gây hại bị kiểm dịch cần chú ý

  1. Bactrocera correcta
  2. Dysmicoccus neobrevipes
  3. Planococcus minor  
  4. Planococus lilacinus
  5. Pseudococcus jackbeardsleyi
  6. Exallomochlus hispidus

Theo Báo NNVN

 

Bài đọc thêm:

  1. Sầu riêng, cơ hội, thách thức – Một HTX nông nghiệp số đầu tiên
  2. Có hiện tượng găm hàng, thương lái rục rịch tăng giá sầu riêng
  3. Xây dựng vùng trồng sầu riêng đạt chuẩn xuất khẩu đi Trung Quốc
  4. Sầu riêng chậm bước xuất khẩu vì chưa cấp mã số vùng trồng
  5. Lưu ý nguồn cung nitro lỏng để xuất sầu riêng sang Trung Quốc
  6. Trung Quốc sẽ kiểm hàng trực tuyến nếu phát hiện có SARS-CoV-2

Popular Posts

Back To Top