Thủy sản tại châu Âu tăng giá do xung đột giữa Nga-Ukraine. Những đòn cấm vận thương mại gây gián đoạn nhiều tuyến thương mại của châu Âu.
Cá minh thái Alaska của Nga sang Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách sản phẩm bị cấm XK sang Mỹ và châu Âu. Chi phí nguyên liệu xăng dầu tăng cao là những hệ lụy lớn nhất mà cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra cho khối thị trường này. Chi phí khai thác cá tăng vọt trong thời gian gần đây đã khiến nhiều ngư dân Italy đình công suốt 1 tuần, làm gián đoạn nguồn cung cá tươi ra thị trường.
Giá cá ngừ tại thị trường châu Âu cũng tăng vọt do hoạt động khai thác tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (WCP) không thuận lợi do thời tiết xấu. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng mạnh cũng làm tăng chi phí hoạt động của tàu khai thác và vận chuyển cá ngừ.
Giá mực bạch tuộc tại châu Âu đang đi xuống bởi nguồn cung tăng từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, mức giá hiện tại vẫn cao hơn năm ngoái khoảng 2 EUR/kg nên vẫn được coi là khá cao với người tiêu dùng và các nhà máy chế biến bạch tuộc ăn liền.
Giá tôm tại châu Âu vẫn cao và thị trường đang thiếu hụt tôm cỡ nhỏ. Các nhà hàng đã phục hồi gần như hoàn toàn nên nhu cầu tiêu thụ tôm giai đoạn này tăng cao. Nguồn cung tôm nuôi cho thị trường châu Âu trong quý đầu năm nay từ Nam Á và Đông Nam Á tương đối thấp, trừ từ Indonesia.
Giá cá hồi Đại Tây Dương nuôi tại các thị trường châu Âu đang tiếp tục tăng kể từ đầu năm 2022 nhờ thị trường phục hồi trong khi nguồn cung hạn hẹp. Trong tháng 3, giá cá hồi giảm ở một số thị trường nhưng vẫn duy trì ở mức cao.
Theo VESAP
Bài đọc thêm