Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trước bối cảnh nhiều FTAs thế hệ mới được kí kết.
Triển vọng
Báo cáo Đầu tư thế giới (World Investment) 2021 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) cho biết: nếu như trước đại dịch Covid-19, năm 2019, FDI toàn cầu đạt 1.500 tỷ USD, thì năm 2020 đã giảm xuống còn 1.000 tỷ USD, năm 2021 dự báo tăng nhẹ lên 1.100-1.200 tỷ USD.
Năm 2022, cùng với việc triển khai thực thi CPTPP và EVFTA. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực hiện một số FTAs thế hệ mới khác. Nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã tích lũy được kinh nghiệm trong thương mại. Nên đã chuẩn bị điều kiện để mở rộng quan hệ song phương trong bối cảnh bình thường mới.
Căn cứ những nhân tố trên đây và kết quả thực hiện năm 2021, dự báo triển vọng năm 2022 có thể thu hút khoảng 40 tỷ USD vốn FDI đăng ký và 21-22 tỷ USD vốn thực hiện, đạt mục tiêu về số lượng của Nghị quyết số 50 ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030: giai đoạn 2021 – 2025 vốn đăng ký khoảng 30-40 tỷ USD/năm, vốn thực hiện khoảng 20-30 tỷ USD/năm.
Giải pháp tận dụng thực thi hiệu quả các FTA
Trong thời gian tới, cần coi trọng hơn thu hút FDI có chất lượng và hiệu quả kinh tế – xã hộ. Cụ thể, phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại. Bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 so với năm 2018.
Tỷ lệ nội địa hóa tăng từ 20%-25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025. Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động tăng lên 70% vào năm 2025.
Bài đọc thêm:
- Thách thức trong tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại FTA
- Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Đức sẽ tăng nhờ EVFTA?
- Xuất khẩu gạo đang tận dụng tốt các ưu đãi từ Hiệp định EVFTA