Để cắt giảm chi phí logistics cho nông sản vận chuyển bằng đường biển cần liên kết hãng tàu và doanh nghiệp giúp tập kết container rỗng.
- Mất cân đối vỏ container gây phát sinh chi phí.
- Liên kết phát triển.
Khu vực ĐBSCL chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gạo 70% lượng trái cây xuất khẩu và 65% lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước, đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp. Do đó ĐBSCL là một trong các khu vực trọng điểm cần có sự chung tay của cả các doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng để cùng nâng cao năng lực thông qua những giải pháp giảm chi phí và tăng sực cạnh tranh.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều sử dụng dịch vụ riêng lẻ qua các Forwarder theo từng chặng như: vận chuyển nội địa từ kho – cảng sông, từ cảng sông đến Cảng biển và từ cảng biển xếp lên tàu qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, trên thực tế các đại lý logistics cũng sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh hoặc mua chéo cước tàu của nhau, điều này đã làm tăng chi phí vận chuyển của doanh nghiệp trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và nhân sự trong công tác kết nối, cập nhật thông tin, theo dõi tiến độ triển khai lô hàng và xử lý các tình huống phát sinh, tranh chấp khiếu nại nhiều bên.
Cùng với đó, vấn đề cước biển quốc tế luôn biến động 2 – 3 lần/tháng cùng với tình trạng thiếu chỗ trên tàu buộc doanh nghiệp phải thay đổi sang hãng tàu khác để tiếp tục kế hoạch vận chuyển. Điều này xảy ra do chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay bị ùn ứ tại những cảng lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU, khi ảnh hưởng của dịch bệnh làm thiếu hụt nhân lực, hành trình của tàu biển và thời gian tồn đọng hàng hóa kéo dài. Điều này trực tiếp gây ra tình trạng thiếu tàu, thiếu vỏ container rỗng, dẫn đến cung không đủ cầu, cùng với tác động của bất ổn chính trị khiến cho giá nhiên liệu tăng cao → đẩy cước tàu biển toàn cầu tăng lên từ 5-10 lần so với trước, như cước đi Shang Hai từ 1-2.000 USD nay đã tăng lên 5-6.000 USD/Teu. Do đó, gây ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và tiến độ giao hàng của doanh nghiệp.
Đặc biệt, do hầu hết container rỗng đều tập kết tại khu vực HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và xa hơn là khu vực Cái Mép, do đó doanh nghiệp xuất khẩu cần thời gian và phương tiện chuyển rỗng về các Cảng khu vực Miền Tây khoảng 2 – 3 ngày, chưa kể tình trạng không đủ container rỗng hoặc container rỗng hư hỏng nhiều, chưa được sửa chữa trước khi cấp, khiến cho các Doanh nghiệp bị động trong bố trí kế hoạch đóng hàng.
Để liên kết với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh và giảm chi phí cho doanh nghiệp, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đề xuất.
Thứ nhất, sử dụng container rỗng có sẵn tại khu vực ĐBSCL giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, linh hoạt cho khách hàng và tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với sử dụng phương thức đường bộ.
Hiện tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang liên kết thông qua việc cung cấp dịch vụ cho Hãng tàu MAERSK bao gồm: vận chuyển bằng đường thủy bộ kết hợp ĐBSCL – Cảng HCM, dịch vụ tập kết, sửa chữa và cấp container rỗng và đóng hàng cho khách hàng ngay tại cảng Tân cảng Cái Cui. Từ tháng 7/2021, Tân cảng Cái Cui và Hãng tàu Maersk đã cấp 1.740 container rỗng kết hợp cả đóng bãi và đóng kho cho khách hàng trở thành điểm tập kết gom hàng nông sản xuất khẩu ở các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển sà lan đến cảng HCM xuất tàu với tần suất ổn định mỗi ngày, dù chỉ 1-2 container vẫn có thể gom hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng, chi phí mỗi container 20’ thấp hơn đường bộ từ 2 – 3.000.000VNĐ.
Đối với những khách hàng đi qua những Hãng tàu khác, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng có sự hợp tác và liên kết trong dịch vụ vận chuyển rỗng để khách hàng được đóng tại kho hoặc bất kỳ cơ sở nào trong hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tại ĐBSCL như cảng Tân cảng Cái Cui và Tân cảng Thốt Nốt tại Cần Thơ, Tân cảng Cao Lãnh và Tân cảng Sa Đéc tại Đồng Tháp, giúp khách hàng có sư lựa chọn đa dạng hơn trong mùa cao điểm.
Đặc biệt là khi hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ đóng hàng tại HCM đều bị quá tải. Khách hàng có thể sử dụng các cơ sở của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn làm địa điểm đóng hàng và tập kết hàng xuất như một giải pháp dự phòng để đảm bảo sự chủ động, tiết kiệm các chi phí phát sinh khi cần phải xuất 1 lượng hàng lớn bằng đường bộ.
Đối với hàng lạnh, đặc biệt là thủy sản, trong trường hợp những lô hàng lớn cần có kế hoạch hạ bãi xuất sớm nhưng các cảng HCM không đủ năng lực ổ cắm để tiếp nhận, dẫn đến tình trạng neo xe, ùn tắc, phát sinh nhiều chi phí… Tân cảng Cái Cui với hơn 60 ổ cắm lạnh có thể tiếp nhận lượng hàng xuất hạ bãi để trung chuyển lên TPHCM xuất tàu, với những lô hàng có yêu cầu đảm bảo thời gian, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ có sự ưu tiên cho những lô hàng từ ĐBSCL thông qua hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Bên cạnh đó, triển khai ETD tại TCCC cho nhóm khách hàng lạnh tại khu vực ĐBSCL.
Thứ hai, về lâu dài, để phát triển tuyến ĐBSCL – Cái Mép để giảm phí nâng hạ cũng như phí CSHT cảng biển. Đây là định hướng lâu dài tại khu vực nhằm đưa nông sản đến với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… là những thị trường tỷ USD mà chúng ta còn chưa khai thác hết.
Theo xu thế các Hãng tàu ngày càng tăng trưởng về kích cỡ, luồng hàng tương lai sẽ dịch chuyển về khu vực cảng nước sâu, giúp giảm chi phí vận tải biển, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa. Cần chung tay triển khai giải pháp này và thay đổi thói quen tập trung hàng về khu vực TPHCM đối với hàng xuất tàu tại Cái Mép, từng bước tạo luồng hàng ổn định và giúp giảm chi phí cho tuyến này
Thứ ba, khuyến khích các hãng tàu sử dụng các cảng tại ĐBSCL làm nơi tập kết rỗng và hàng xuất, đưa cảng về đến gần khách hàng. Hiện nay, ngoài Hãng tàu Maersk đã mở dịch vụ tập kết rỗng tải ĐBSCL, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đang cùng một số hãng tàu khác như RCL, KMTC kết nối doanh nghiệp nông sản có nhu cầu lấy rỗng tại các cảng gần kho hàng để mở code, thông qua đưa rỗng về TCCC để cấp khách hàng nhằm đa dạng thêm container rỗng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và triển khai Closing time tại TCCC.
Do đó, đề nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy mạnh việc gửi yêu cầu cho các hãng tàu về nhu cầu muốn được lấy rỗng và hạ hàng xuất tại ĐBSCL để tiết kiệm chi phí, làm tiền đề cho các hãng tàu đẩy mạnh lượng rỗng và ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại địa bàn.
Theo VASEP
Bài đọc thêm