Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử

Logistics thương mại điện tử là xu hướng mới của năm 2024. Bắt kịp với xu hướng tiêu dùng “Tiện Lợi” trong thời đại mới, thương mại điện tử là kênh tiêu thụ hàng hóa hiệu quả cho rất nhiều ngành công nghiệp. Cũng không nằm ngoài xu hướng đó, trong những năm gần đây, Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) đang từng bước đưa các mặt hàng nông sản Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử trong & ngoài nước. Đây được xem là tiền đề bền vững cho Việt Nam trong hành trình đưa Nông Sản nước nhà chinh phục thị trường Quốc Tế.

Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử là bước tiến lớn của bộ Nông Nghiệp
Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử là bước tiến lớn của bộ Nông Nghiệp

Áp Lực Ngầm Khi “Thương Mại Điện Tử Hóa” Nông Sản

Một trong những khó khăn cản trở hành trình tiến bước đến sàn thương mại điện tử của ngành hàng Nông Sản Việt Nam chính là quy mô nhỏ lẻ kết hợp với năng lực vận hành và trình độ sản xuất không ổn định. Ngoài ra, sự am hiểu các nền tảng số và kiến thức kinh doanh online cũng thách thức các doanh nghiệp và hợp tác xã tại địa phương.

Bên cạnh đó, những khó khăn đến từ chi phí vận chuyển và hạ tầng cơ sở Logistics cũng ảnh hưởng từ 20 – 30% sự hiệu quả trong suốt hành trình đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử. Thậm chí, có những địa phương con số này vượt mức 50%.

Tổng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) – Ông Vũ Quang Phong cho biết điểm yếu của các doanh nghiệp và hợp tác xã trong thời gian vừa qua là chưa tập trung đủ mạnh và triệt để vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu về sàn thương mại điện tử cũng như quá trình chuyển đổi số. Điều này dẫn đến hệ lụy, mặc dù hàng hóa nông sản rất tốt, đạt đầy đủ tiêu chuẩn của Quốc tế nhưng sức mua Online vẫn còn khá thấp.

Tham khảo: Tất Bật Chuẩn Bị Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao

Không những thế, sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần và thị trường của các sàn thương mại điện tử cũng làm cuộc đua trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Nếu chúng ta chưa đủ am hiểu, sẽ rất dễ dàng bị các đối thủ Quốc tế đánh bại.

Bên cạnh đó, để hiện thực hóa “thương mại điện tử” cho mặt hàng nông sản đòi hỏi rất nhiều quá trình từ đóng gói, hậu cần, vận chuyển, các chiến lược quảng bá và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đây được xem là những nút thắt khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.

Trong lần đầu tiếp cận thương mại điện tử, nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn
Trong lần đầu tiếp cận thương mại điện tử, nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn

Ông Bùi Huy Hoàng- Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ số (Bộ Công Thương) cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng: Hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing…

Đặc biệt, nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp cũng cần có đôi chút thay đổi bởi vì sự khác biệt về mặt thế hệ và tuổi tác giữa thế hệ trẻ và những tầng lớp đi trước. Có thể nói, khả năng tận dụng và nắm bắt công nghệ của thế hệ trẻ tốt hơn rất nhiều. Chính vì thế, thương mại điện tử phục vụ chính yếu cho tệp khách hàng này.

Đối với những người trẻ trong xã hội hiện đại, họ có đủ kiến thức, thông tin & phương tiện để tìm hiểu về bất kì doanh nghiệp hay sản phẩm nào, đồng thời đặt ra rất nhiều yếu tố khắt khe trong quá trình đánh giá.

Tham khảo: Logistics Xanh Và Hành Trình Của Mạng Lưới Nước Nhà

Đó chính là lý do vì sao chất lượng nông sản thôi là chưa đủ, quy trình đóng gói, bảo quản sản phẩm, hay cách thức chăm sóc khách hàng, những dịch vụ sau bán hàng cũng là một phần hành trình đưa nông sản đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh thương mại điện tử.

Hành Trình Tiếp Thị Nông Sản Việt Trên Sàn Thương Mại Điện Tử

Phối hợp với các chương trình Logistics Thương Mại Điện Tử Quốc Gia, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng thiết lập những chính sách hấp dẫn và nỗ lực hỗ trợ hết mình để đưa Nông Sản Việt lên sàn. Điển hình như giai đoạn giữa năm 2023 khi bắt đầu giai đoạn thu hoạch chính của nông sản vải thiều, sàn thương mại điện tử Postmart trực thuộc Bưu Điện Việt Nam đã đồng ý phân bổ hàng chục tấn vải đến khu vực miền Nam.

Tận dụng mạng lưới hoạt động rộng rãi ở khắp 63 tỉnh thành, Bưu điện Việt Nam đã đưa mặt hàng vải thiều tiếp cận nhiều thị trường mới đầy tiềm năng. Đặc biệt, chất lượng và mức giá là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Chính vì vậy, Bưu Cục đã phối hợp với UBND và các bộ ngành tỉnh Bắc Giang thiết lập mức giá trần & sàn cho mặt hàng nông sản này. Sở dĩ, Bưu Điện Việt Nam lựa chọn khu vực các tỉnh miền Nam là vì sức mua tại đây được dự kiến sẽ chiếm khoảng 40% tổng thị trường.

Kế đến, một trong những sàn thương mại điện lớn nhất Việt Nam là Lazada cũng dành những sự ưu ái cho mặt hàng nông sản. Lazada thực hiện các chương trình quảng bá với các dòng vải đặc sản của Bắc Giang là vải U hồng, vải thiều Lục Ngạn và vải Lai sớm.

Tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2 – 4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25 – 30% so với giá bán trên thị trường.

Sàn thương mại điện tử sẽ là bước tiến lớn cho ngành Nông Nghiệp Việt Nam
Sàn thương mại điện tử sẽ là bước tiến lớn cho ngành Nông Nghiệp Việt Nam

Mặt hàng nông sản sẽ được đưa lên sàn thương mại điện tử và hướng đến những Thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) ông Nguyễn Thế Lâm đã có những chia sẻ về thành công của nông sản Việt như sau: Sàn thương mại điện tử là nền tảng phù hợp gia tăng doanh số và khách hàng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó các mức trợ giá và chính sách đóng gói, bảo quản hay giao hàng đạt chuẩn cũng cải thiện giá thành của sản phẩm. Ví dụ, giá ổi tại Thủ Đô Hà Nội đã có giai đoạn bị áp lực thời vụ và chỉ bán được với giá khoảng 10.000 đồng/kg. Thế nhưng, các hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị, hợp tác xã và sàn thương mại điện tử mức giá đạt mức 25.000 đồng/kg.

Tham khảo: Logistics và chuyển đổi số cho Đồng bằng sông Cửu Long

Một số doanh nghiệp cũng chia sẻ việc kết hợp bán hàng trên sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội không chỉ cải thiện doanh thu từ 2 – 3 lần mà còn nâng tầm giá & hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng được xem là một hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới mà Việt Nam hướng đến. Đã có rất nhiều các trang thương mại điện tử của thị trường Trung Quốc, Châu u chiếm thị phần cao tại Việt Nam và doanh nghiệp nội địa của chúng ta cũng chiếm phần lớn trên đó. Loại bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ hay khoảng cách vị trí địa lý.

Thương Mại Điện Tử Nông Sản Cùng Hợp Tác Xã

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh cho biết:
“Chương trình ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử lớn sẽ cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, phát triển công nghệ, tối ưu quy trình vận hành sản xuất; tiết kiệm chi phí quản lý kênh bán hàng thương mại điện tử. Qua đó, thúc đẩy doanh số bán hàng, góp phần đẩy mạnh việc phân phối, bán hàng cho các sản phẩm địa phương.”

TS Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) cho biết: Đã có 50% doanh nghiệp tại địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang tìm hiểu về thương mại điện tử chuẩn bị cho quá trình thiết lập gian hàng. Đặc biệt, hợp tác xã cũng liên kết với các Tập đoàn & doanh nghiệp có kinh nghiệm để đẩy mạnh hình thức kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến, hướng đến hình thành chuỗi kinh doanh đa nền tảng.

00Trong tiến trình Đưa Nông Sản Việt lên sàn Thương Mại Điện Tử Bộ Công Thương đã kết hợp với sàn jd.com của Trung Quốc với hơn 300 triệu người dùng mỗi ngày để mở “Gian Hàng Việt Nam” vào cuối năm 2023. Dự kiến gian hàng sẽ quy tụ hàng trăm sản phẩm đa dạng các loại và là nơi quảng bá chính về nền Nông Nghiệp nước nhà.

Hơn thế nữa, ục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh thông tin: Cục đang tiếp tục triển khai hợp tác chặt chẽ với đối tác như: Shopee, Voso, Tiki, Lazada, kết nối đối tác với doanh nghiệp để thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp.

Tổng quan, hành trình “thương mại điện tử hóa nông sản Việt Nam” gặp không ít những thử thách khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực của Thủ tướng Chính Phủ cùng các Bộ ngành liên quan từng vấn đề sẽ được giải quyết và mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng Mega A Logistics để đón chờ những tin tức mới nhất về thị trường Logistics Việt Nam nhé!

 

Popular Posts

Back To Top