Hết tháng 9, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thành lập DN sụt giảm

Chịu ảnh hưởng của COVID-19, logistics trong ngoài nước liên tục đứt gãy, tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam…

9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đánh giá tình hình doanh nghiệp tháng 9/2021, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) là bà Phí Thị Hương Nga cho biết:

“Đáng chú ý, việc số doanh nghiệp dừng hoạt động lớn hơn số doanh nghiệp thành lập cho thấy xu hướng tất yếu của thị trường khi Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, tác động nặng nề đến 19 tỉnh, thành phía Nam. Nhìn một cách tổng thể, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, sức chống chịu của doanh nghiệp đã giảm rất mạnh và doanh nghiệp thể chưa lạc quan trong ngắn hạn”.

Theo số liệu từ Tổng cụ Thống kê, COVID-19 kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong ngoài nước đứt gãy liên tục sau các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng sụt giảm nghiêm trọng trong tháng 9 – tính cả số lượng doanh nghiệp lẫn số vốn đăng ký.

Cụ thể hơn, tháng 9/2021 có tổng cộng 85,5 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập – giảm 13,6% so với cùng kỳ 2020. Quy mô vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp thành lập cũng giảm 3,1%.

Đối với hoạt động của doanh nghiệp, theo kết quả điều tra quý 3/2021 về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, 61,4% các doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn so với quý 2/2021.

Nói về các doanh nghiệp phải dừng hoạt động, bà Nga cho biết có tới 95% là các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng.

Cũng theo bà Phí Thị Hương Nga, để giúp doanh nghiệp mau chóng hoạt động lại bình thường, khôi phục lại sản xuất, Chính phủ và các cấp ngành cần nhanh chóng kiểm soát lại dịch bệnh, từ đó, nới lỏng giãn cách kéo dài, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng và nguyên vật liệu, hoạt động vận tải lưu thông bình thường.

Theo Hải Quan Online

Bài đọc thêm:

  1. Kiến nghị tăng khung giờ làm thêm để bù thiếu hụt lao động sau COVID-19
  2. Giá cước vận chuyển container tuyến ĐNA-Bắc Mỹ vẫn tiếp tục neo cao
  3. Sài Gòn dần mở cửa lại chợ đầu mối và các khu chợ truyền thống
  4. Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở đồn biên phòng Cát Hải, tỉnh Hải Phòng

Popular Posts

Back To Top