Hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện trên lộ trình chuyển đổi số

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển cách mạng công nghiệp tiếp tục là ưu tiên…

Theo một cuộc điều tra do Bộ Công Thương phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiến hành năm 2018 về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp ngành Công Thương cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam còn rất nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển đổi số, như: mức độ sẵn sàng chưa đồng đều; kỹ năng chuyển đổi số còn kém; trình độ kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp, chưa có quy trình, công nghệ, thiết bị mà chỉ tập trung vào sản lượng sản xuất; lạc hậu về công nghệ, máy móc; chất lượng lao động chưa cao; ngân sách đầu tư hạn chế.

Rõ ràng, dù có quyết tâm thay đổi, sẵn sàng đầu tư chuyển đổi số thì những thách thức và khó khăn, thậm chí cả những băn khoăn và thắc mắc, đặt ra cho doanh nghiệp vẫn còn là quá nhiều.

Do vậy, một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương những năm qua là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng và đổi mới công nghệ theo xu hướng của CMCN 4.0. Nhiều hoạt động đã được Bộ Công Thương triển khai hiệu quả trong công tác tuyên tuyền; lồng ghép triển khai các nhiệm vụ, dự án; đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển.

Theo ông Trần Việt Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Đề án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phân tích chi tiết các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hoạt động của chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành Công Thương, tiếp cận toàn diện với các nội dung mang tính chiến lược để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành Công Thương chuyển đổi số, thay vì chỉ đặt trọng tâm vào đầu tư cho công nghệ. Mục tiêu của Đề án hướng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, lựa chọn và tiến hành hiệu quả các phương án, giải pháp chuyển đổi số phù hợp với hiện trạng và điều kiện của mình.

Các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án sẽ hướng tới 5 nhóm mục tiêu cụ thể gồm:

Thiết lập môi trường kiến tạo: Tạo ra môi trường chính sách và pháp lý mang tính hỗ trợ cao cho doanh nghiệp ngành Công Thương chuyển đổi số.

Tạo nhận thức sâu sắc: Nâng cao hiểu biết về chuyển đổi số của toàn ngành song song với việc hình thành cơ chế hỗ trợ bền vững cho doanh nghiệp chuyển đổi số.

Hình thành năng lực sáng tạo: Hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương phát triển năng lực triển khai chuyển đổi số bao gồm nguồn nhân lực, năng lực công nghệ và sáng tạo, nguồn tài nguyên dữ liệu và hạ tầng số cho chuyển đổi số.

Dẫn dắt chuyên nghiệp: Hỗ trợ trực tiếp các hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp theo phương thức hiệu quả và bền vững, bao gồm nhân lực chuyển đổi số chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, các dự án mẫu để đặt nền móng hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nền tảng số, cơ chế và tài nguyên hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

Phát triển tầm nhìn bền vững: Hình thành yếu tố chuyển đổi số bền vững cho doanh nghiệp ngành Công Thương như theo dõi tiến độ, đánh giá tác động của hoạt động chuyển đổi số đến doanh nghiệp để điều chỉnh phù hợp, hướng đến nền kinh số…

Các nội dung của Đề án được đánh giá là những giải pháp có tính chiến lược trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030. Việc phê duyệt và triển khai của Đề án được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng trong nỗ lực thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt nhất cơ hội từ CMCN 4.0, từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo Tạp chí Công Thương

Bài đọc thêm:

  1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài: Đừng để mất “chìa khóa vàng”
  2. Xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
  3. Đà Nẵng phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm 2021
  4. Điểm lưu ý để trái cây nhiệt đới Việt Nam tăng cơ hội vào thị trường EU

Popular Posts

Back To Top