Nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản trong giai đoạn cuối năm 2023 và hướng đến 2024 với nhiều những chuyển biến mới mẻ. Hội nghị bàn tròn thiết lập chuỗi Logistics Xuyên Biên Giới Nông, Lâm, Thủy Sản đã được tổ chức. Một trong những hội nghị bàn tròn quan trọng trong năm 2023 được tổ chức bởi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Cùng Mega A Logistics Company điểm qua những thông tin quan trọng trong buổi hội nghị này nhé!
Tổng Quan Hội Nghị Bàn Tròn Thiết Lập Chuỗi Logistics Nông, Lâm, Thủy, Hải Sản Xuất Khẩu
Hội nghị diễn ra vào chiều ngày 25/12 với sự tham gia của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cùng chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư Nghiệp và các đơn vị vận chuyển Logistics Xuyên Biên Giới, trong đó có chủ tịch Tập đoàn Mega A – Mega A Logistics ông Đặng Đình Long.
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn đã đưa ra một vấn đề quan trọng: Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có ngành nông nghiệp lớn và xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ và không tự chủ, gặp khó khăn trong việc thu mua và tiếp thị sản phẩm.
Ngành công nghiệp được từng bước đầu tư và phát triển hơn để cải thiện hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Mặc dù là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa nông sản lớn, nhưng các vấn đề liên quan đến quy mô, chất lượng và tiếp thị vẫn gây khó khăn.
Tuy nhiên, với sự tập trung vào cải thiện kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vốn đầu tư và tiếp thị hàng hóa, Ngành Nông – Lâm – Ngư Nghiệp của Việt Nam sẽ được định hướng đúng đắn và phát huy hết điểm mạnh vốn có của mình. Bên cạnh đó, Nước ta có một lãnh thổ kéo dài từ Bắc vào Nam, đa dạng và hẹp ngang với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. Các vùng miền trong nước sản xuất ra các loại nông sản đa dạng và phong phú như gạo, cà phê, cao su, hải sản, rau củ quả… thị trường xuất khẩu chính hiện tại vẫn chủ yếu là Trung Quốc thông qua các cửa khẩu ở phía Bắc.
Việc phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp đang là một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ để tăng cường sức mạnh kinh tế quốc gia và cải thiện đời sống người dân. Ngoài ra, việc tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu cũng giúp nâng cao vai trò của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh, Việt Nam đẩy mạnh toàn cầu hóa và đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng Nông Nghiệp thế mạnh thì nhu cầu về chuỗi dịch vụ Logistics Xuyên Biên Giới cũng từ đó mà tăng lên.
Tham khảo: Trang Sử Mới Cho Logistics Xuyên Biên Giới: Điểm Nhấn Nổi Bật Của Mega A
Cùng với sự phát triển của ngành, hạ tầng logistics đã trải qua những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Đầu tiên là việc đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường đến nông thôn. Điều này giúp kết nối sản xuất với thị trường một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, sự phát triển của các cảng biển cũng đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động logistics trong ngành.
Thật không quá khi nói rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nông Thôn đã và đang ứng dụng những mô hình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng & Vận Chuyển hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc Tế. Một trong số đó chính là mô hình 5PL tích hợp toàn bộ các hoạt động từ Kiểm Định – Thu Hoạch – Đóng Gói – Vận Chuyển – Lưu Trữ và Phân Phối.
Thế nhưng, bên cạnh những tiềm năng thì mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới & Nội Địa của Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít những vấn đề từ chi phí đến cơ sở hạ tầng. Nhu cầu đang quá cao nhưng hạ tầng lại chưa kịp phát triển đã tác động tiêu cực đến chi phí vận hành doanh nghiệp nói chung và vận chuyển nói riêng. Điển hình có thể thấy rằng:
- Chi phí logistics hiện chiếm 12% giá thành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ, 29% giá thành rau quả, 30% giá thành gạo…
- Đặc biệt hơn cả, Tỷ lệ chi phí logistics Việt Nam hiện đang cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và Singapore tới 300%.
Bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng giao thông, hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nông sản do mất cân đối về khối lượng và loại hình. Nông lâm thủy sản vẫn phụ thuộc chủ yếu vào đường bộ để vận chuyển. Có sự phát triển của các trung tâm logistics tuy nhiên vẫn còn thiếu tính kết nối và chưa đạt được sự hoàn thiện mong muốn trong hệ thống Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu.
Mega A logistics cũng ghi nhận quan điểm của mình rằng: “Hầu hết các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics hiện nay ở Việt Nam thường có quy mô nhỏ và thường chỉ thực hiện từng khâu đơn lẻ trong chuỗi cung ứng, chứ không có sự gắn kết theo chuỗi. Điều này dẫn đến việc họ không thể tối ưu hóa tiềm năng và hiệu quả của toàn bộ quá trình logistics.
Tham khảo: Hành Trình Mang Nông Sản Việt Lên Sàn Thương Mại Điện Tử
Một vấn đề khác là hệ thống logistics thương mại biên giới tại Việt Nam còn chưa phát triển đúng mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu và tiềm năng của ngành. Thiếu hụt các cơ sở vật chất như hệ thống kho ngoại quan phục vụ cho xuất nhập khẩu là một điểm yếu trong hệ thống logistics hiện tại. Đặc biệt, hệ thống logistics thương mại biên giới chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu thực tiễn; chưa có hệ thống kho ngoại quan phục vụ xuất khẩu.
Trong tình hình hiện nay, việc phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm gặp khó khăn do vấn đề logistics. Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa phát triển mạnh do hệ thống logistics chưa hoàn chỉnh, thiếu kết nối chặt chẽ với các vùng nguyên liệu chất lượng.
Khâu vận chuyển, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp là những điểm yếu của logistics hiện tại. Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường và làm giảm giá trị của sản phẩm cuối cùng. Do đó, công cuộc cải thiện hệ thống logistics cho ngành nông nghiệp rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong việc phát triển sản xuất.
Vậy đâu sẽ là những giải pháp và đề xuất của Hội nghị trên hành trình phát triển cũng như mở rộng hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới nâng tầm các mặt hàng Nông Lâm Ngư Nghiệp thiết yếu của Việt Nam. Mega A Logistics cũng có những đóng góp trong khía cạnh này. Cùng tham khảo phần tiếp theo nhé!
3 Dự Án Được Đề Xuất Để Phát Triển Hệ Thống Logistics Nông Nghiệp
rong lĩnh vực nông sản, Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp cho biết rằng một trong những hạn chế của logistics nông nghiệp là cơ sở hạ tầng chưa được hoàn chỉnh và phát triển để thật sự hòa nhập vào mạng lưới logistics nông nghiệp. Điều này đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông sản tại Việt Nam.
Hơn nữa, thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về logistics đã làm giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng trong ngành nông sản. Sự kém hiệu quả này không chỉ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mà còn khiến cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn.
Để khắc phục tình trạng này, việc đầu tư vào đào tạo nhân lực có kiến thức chuyên môn về logistics và xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp là điều cần thiết. Bằng cách này, tổ chức và doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu hoá quy trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đây sẽ là tiền đề vững chắc để Đảng & Nhà Nước cùng các Bộ ngành liên quan và doanh nghiệp thực hiện chiến lược đề án tổng thể tích hợp chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành Nông Nghiệp nói chung.
Bên cạnh đó, những chiến lược cần phải gắn liền với tầm nhìn dài hạn và mục tiêu rõ ràng theo từng giai đoạn để đảm bảo hiệu suất ở mức cao nhất. Đặc biệt, những chính sách hỗ trợ cho mạng lưới Logistics tại các vùng sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trọng điểm cũng là yếu tố cần thiết. Trong định hướng tương lai, Việt Nam sẽ thiết lập những chính sách phát triển hệ thống trung tâm liên kết nông sản, các trung tâm đầu mối công nghiệp hướng tới tối ưu hóa chuỗi mô hình 5PL.
Logistics là ngành có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho ngành nông nghiệp phát triển, các chuyên gia cho rằng cần phải phát triển hệ thống dịch vụ logistics mạnh mẽ, hiệu quả để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Chính vì thế, việc xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030” là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Trưởng ban Công Nghệ và Đổi mới sáng tạo thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đã đề xuất 3 phương án như sau:
Thị trường Việt Nam – Làm – Campuchia và Trung Quốc sẽ được kết nối bằng mạng lưới Logistics đường bộ Xuyên Biên Giới cho mặt hàng Nông Lâm Thủy Sản.
- Hình thức Logistics Đa Phương Thức và Tận dụng triệt để thế mạnh Thương Mại Điện Tử trong phát triển hạ tầng Logistics Nông Lâm Thủy Sản xuất khẩu tích hợp.
- Mục tiêu Toàn Cầu Hóa bằng chuỗi Logistics Hàng Không Xuyên Biên Giới đến các thị trường trọng điểm như ASEAN và Trung Quốc. Đặc biệt, điểm mấu chốt cần các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng chính là ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Tại Hội nghị Mega A ủng hộ Nhiệt liệt ý kiến của Thứ trưởng Trần Thanh Nam về thành lập chuỗi cung ứng trong giai đoạn thử nghiệm. Có thể làm ngay bằng việc hợp tác với các tập đoàn Chuỗi cung ứng lớn của Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc.
Đồng thời Mega A Logistics cũng tham gia kí kết ghi nhớ hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Các hiệp hội ngành hàng Trái Cây, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hiệp hội cây gia vị và dược liệu, Hiệp hội Logistics Việt Nam, cùng các chủ hàng lớn về việc thực hiện, đóng góp vào Đề án Logistics cho nông lâm thủy sản Việt Nam. Đề án đang trong quá trình hoàn thiện và trình Thủ tướng phê duyệt trong đầu năm 2024.
Tiếp tục đồng hành và theo dõi Mega A Logistics Company trên hành trình sắp tới nhé!