Chung tay xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam
Ngày 17/10 tại Hà Nội, Hội thảo “Một đời như kẻ tìm đường” do NATEC đã diễn ra với hơn 500 khách mời trong ngoài nước tham dự trực tuyến…
Hội thảo “Một đời như kẻ tìm đường” do Cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp – Khoa học & Công nghệ (NATEC), Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (NSSC), Cấy Nền Radio, Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Nova và Làng Sinh viên & Tuổi trẻ Khởi nghiệp (STK) trong khuôn khổ – TECHFEST cùng phối hợp tổ chức, được diễn ra thành công ngoài tốt đẹp.
Tham dự hội thảo có GS. Phan Văn Trường – Cố vấn Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế, người sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền; ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng cục Phát triển Thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Đỗ Mạnh Hùng – Chủ tịch Novaedu, Trưởng Làng STK; bà Nguyễn Thu Hồng – CEO Carafoods; ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch CLB Qũy đầu tư VDI, nguyên chủ tịch Ngân hàng Liên Việt, Trưởng ban cố vấn làng STK; ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, và các doanh nhân Việt Nam đang sống ở nhiều lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.
Một trong những nội dung được đưa ra chia sẻ và thảo luận tại hội thảo là vấn đề khởi nghiệp hay không khởi nghiệp, khởi nghiệp thế nào để thành công, nhằm giúp các doanh nghiệp, người lao động đang đối diện khó khăn về thu nhập và nguy cơ thất nghiệp, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra phức tạp, có được hành trang vươn lên, tận dụng thời cơ để đổi mới sáng tạo và trở lên mạnh mẽ hơn.
Tại buổi hội thảo, GS. Phan Văn Trường đã có những chia sẻ vô cùng tâm huyết đến các Startup về vấn đề khởi nghiệp. “Đa số các em đều hiểu sai về khởi nghiệp, đừng khởi nghiệp nếu chỉ muốn giàu, hãy khởi nghiệp khi chúng ta đủ đau đáu một giá trị mang đến cho xã hội. Cuộc sống con người có quá nhiều nhu cầu để các em startup, đó là đầu vào, còn đầu ra chính là: Sản phẩm đó màu gì? giá nào? sử dụng ra sao? dành cho đối tượng nào?… Mỗi năm đầu ra lại thay đổi đó chính là mảnh đất cho startup mọc lên”, GS. Phan Văn Trường cho hay.
Qua đây, GS. Phan Văn Trường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp, ông cho biết, ở Pháp nơi ông đang sống và nhiều nước phương Tây, hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động rất đáng để Việt Nam học hỏi. Ở đó, Startup được chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ từ hệ sinh thái cả tài chính lẫn kinh nghiệm đến khi thành công. Sau đó Startup chia sẻ một phần tài chính để có quỹ tiếp tục hỗ trợ các Startup mới.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng hệ sinh thái của Việt Nam cần có “cơ chế hành chính và cơ chế tài chính”.
“Hệ sinh thái phải là sự giúp đỡ, là khi có 1 giá trị thì tất cả hùn vào giúp cho giá trị nó cao hơn, đẹp hơn, rẻ hơn… Hệ sinh thái phải là bình đẳng, mọi người đều như nhau, chúng ta quên đi nhiều, ít, quên lớn, bé, quên chức tước đi… và phải trao cho nhau sự hồn nhiên, để tạo nên sự phản biện, tạo nên tốc độ”, ông chia sẻ.
Đồng quan điểm với GS. Phan Văn Trường về vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp, ông Đỗ Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc NovaEdu nhận định giá trị cộng hưởng sẽ to hơn gấp nhiều lần giá trị sẵn có. Đứng trước sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải rất coi trọng đầu ra trên nhu cầu của xã hội, nếu chúng ta chỉ khởi nghiệp với những gì mình giỏi mà không để tâm đến nhu cầu thị trường thì chúng ta rất dễ rơi vào “hố đen” thất bại.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thu Hồng – CEO Carafoods, đại diện cho Cấy nền Radio cũng chia sẻ thêm về một mô hình kinh doanh mới lạ, mô hình “Kinh tế tuần hoàn”. Tại đây, bà bày tỏ sự trân quý của mình với tài nguyên thiên nhiên đất nước là “nội lực” trời cho mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp đang khai thác một cách “ngược đãi” thiên nhiên. Mô hình của bà là tôn trọng và tái tạo thiên nhiên, mô hình này, sẽ định hướng các Startup có một hướng đi mới trong bối cảnh hiện nay
Chia sẻ về các khó khăn trong quá trình khởi nghiệp với Startup, ông Lê Viết Hải cho rằng khởi nghiệp cần đi từng bước, nỗ lực rất lớn, phải xác định được đích đến, có thể mất rất nhiều thời gian nhưng nó là đích để ta hướng tới. Ông Hải cũng chia sẻ quá trình thành lập công ty Hòa Bình của mình từ thời kỳ còn lạc hậu, ông đã cần phải cần cù học hỏi rất nhiều, ông biết con đường ông đi không có tính đột phá về sáng tạo, nên ông đã phải tiếp thu và học hỏi từ rất nhiều nguồn khác nhau, để đưa những kiến thức hay nhất vào trong doanh nghiệp.
Với ông, không bao giờ có kế hoạch kinh doanh ban đầu hoàn hảo, nhưng rất cần thiết có 1 kế hoạch kinh doanh khả thi để chúng ta giảm bớt rủi ro, hãy nhìn đích xa để ko bao giờ đi chệch con đường của mình. Và, muốn có khát vọng lớn phải nhắm đến thị trường của toàn cầu, nếu chỉ nhắm tới thị trường quốc gia mình thì mãi mãi mình chỉ là một doanh nghiệp nhỏ”
Cũng tại hội thảo, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường & Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, đã chia sẻ về mục tiêu của Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” với mong muốn sẽ tạo ra nền “trí tuệ mở”, ông cũng đánh giá cao các hoạt động tác động đến cộng đồng trẻ khởi nghiệp của Làng Sinh viên & Tuổi trẻ Khởi nghiệp (STK) và cam kết đồng hành cùng STK lâu dài.
Đại diện cho Làng STK, ông Nguyễn Vân – Đồng trưởng làng STK mong muốn nhận được các nguồn lực quý báu vị và sự hành đồng hành, cộng hưởng từ các đơn vị, cá nhân để Làng STK tiến gần hơn với mục đích của mình – là cầu nối chia sẻ, kết nối giữa các hệ sinh thái khởi nghiệp.
Theo Tạp chí Công Thương
Bài đọc thêm: