Hội Thảo Xin Ý Kiến Đối Với Dự Thảo Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Logistics Việt Nam Đến Năm 2030 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2050

Vào sáng ngày 24/1/2024, Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo xin ý kiến đối với dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2030. Hội thảo có sự tham gia của các cấp lãnh đạo, bộ ngành và đại diện của các công ty Logistics trên khắp cả nước.

Tham khảo: EU Ra Cảnh Báo – Mặt Hàng Sầu Riêng Đối Diện Nhiều Hiểm Nguy.

Việt Nam Nỗ Lực Phát Huy Lợi Thế Trong Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu

Dự thảo đề ra mục tiêu phát triển chung của toàn ngành Logistics Việt Nam hướng đến những giá trị bền vững, chất lượng, hiệu quả và tạo ra các giá trị tăng trưởng nhất định.

Bên cạnh đó, ngành Logistics Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các khu vực khác cũng như mở rộng mối quan hệ nhằm xây dựng mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới bền chặt.

Logistics Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định giá trị cốt lõi và đóng góp vào sự phát triển chung của mạng lưới toàn cầu.

Dự thảo cũng đã đề ra mục tiêu của năm 2030 cho toàn ngành Logistics như sau:

  • Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 6 – 8%,
  • Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60 – 70%;
  • Chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 – 18% GDP;
  • Xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 45 trở lên.

Trong khi đó, đến năm 2050 các mục tiêu cũng sẽ bước sang giai đoạn mới:

  • Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 12 – 15%;
  • Tỷ lệ thuê ngoài đạt 70 – 90%;
  • Chi phí logistics giảm xuống tương đương 10-12%;
  • Xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 30 trở lên.

Logistics đónng vai trò quan trọng với toàn bộ quá trình từ sản xuất xã hội, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối đến tiêu dùng, tạo ra giá trị gia tăng, đóng góp ngày càng lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Hơn thế nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới , việc tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do, chuỗi cung ứng Logistics xuyên biên giới là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm để cùng nhau phát triển mạng lưới vận chuyển & quản lý chuỗi cung ứng của nước nhà.

Theo thông tin của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã thông báo trong dự thảo rằng: Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg v/v phê duyệt kế hoạch chi tiết về hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định 200 sau 7 năm triển khai đã mang đến những thành tựu nhất định và là cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp Việt bứt phá trên trường Quốc Tế. Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Logistics nói chung và năng lực hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của doanh nghiệp Việt tại quốc tế cũng đã phát triển ổn định.

Điều quan trọng hơn cả là sự nỗ lực của Đảng & Nhà nước cùng các Bộ ngành liên quan với toàn thể doanh nghiệp trên khắp cả nước đã từng bước tạo ra nhận thức đúng đắn về định hướng phát triển nâng cao.

Từ các cấp Trung Ương đến từng địa phương cùng các Hiệp hội đều thực hiện nghiêm chỉnh khung pháp lý phát triển các dự án Logistics trong và ngoài nước. Có thể nói, ngành dịch vụ logistics đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, trước hết là xuất nhập khẩu và sản xuất, lưu thông phân phối trong nước; hạ tầng logistics ngày càng được cải thiện; thị trường dịch vụ logistics ngày càng mở rộng, số lượng doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ logistics cũng gia tăng và từng bước được nâng cao, tham gia tích cực vào việc hỗ trợ sản xuất, lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu; hoạt động đào tạo, ứng dụng công nghệ và các hoạt động khác hỗ trợ tích cực cho ngành dịch vụ logistics cũng ngày càng được quan tâm phát triển; cùng với đó, cơ chế đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước về logistics với doanh nghiệp cũng như công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát triển dịch vụ logistics ngày càng được tăng cường.

Tham khảo: Top 10 Nhận Định Quan Trọng Về Thị Trường Xuất Khẩu Thuỷ Hải Sản Năm 2024

Doanh Nghiệp Logistics Tham Gia Vào Các “Sân Chơi” Bình Đẳng

Hội thảo đã được nghe trình bày tóm tắt nội dung dự thảo chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược. Các nhóm nhiệm vụ lớn được nêu ra tại Chiến lược bao gồm:

  • Hoàn thiện thể chế pháp luât, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ logistics;
  • Đổi mới quy hoạch, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam theo hướng đồng bộ, hiện đại; Phát triển thị trường logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng kinh tế, hành lang kinh tế, khu vực và quốc tế bảo đảm tăng trưởng bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng và xanh hóa các hoạt động dịch vụ logistics dựa trên nền tảng số;
  • Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics;
  • Đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ logistics chất lượng cao và phong cách cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp;
  • Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển logistics ở cả trung ương và địa phương.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung nghiên cứu, đóng góp ý kiến về chủ trương, quan điểm, định hướng lớn cùng với những mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất những giải pháp, kiến nghị cùng với những nhiệm vụ, đề án, dự án triển khai tương ứng liên quan.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Duy Đông cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiêm túc xem xét, tiếp thu và mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý dưới nhiều hình thức để Chiến lược thể hiện đúng tầm vóc của một ngành kinh tế quan trọng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ quý II/2024 tới. Cộng đồng doanh nghiệp cũng kỳ vọng, khi được ban hành, chiến lược sẽ mang lại sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Tham khảo: Thư Kêu Gọi Tham Gia Và Ủng Hộ “Chiến Dịch Kết Nối Và Tiêu Thụ Tôm Hùm Bông Khánh Hòa Tại Hà Nội”

Popular Posts

Back To Top