Bộ Tài chính Indonesia đã ban hành Quyết định áp thuế tự vệ toàn cầu đối với các sản phẩm thuộc 18 nhóm mặt hàng may mặc,…
- Indonesia ban hành Quyết định áp thuế tự vệ toàn cầu đối với các sản phẩm thuộc 18 nhóm mặt hàng may mặc, hiệu lực sau 21 ngày kể từ 22/10/2021.
- Thời hạn áp thuế trong 03 năm với các mức thuế giảm dần từng năm
Thời hạn áp thuế trong 03 năm với các mức thuế giảm dần từng năm, cụ thể như sau:
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 22 tháng 10 năm 2021, Bộ Tài chính Indonesia đã ban hành Quyết định áp thuế tự vệ toàn cầu đối với các sản phẩm thuộc 18 nhóm mặt hàng may mặc, bao gồm 134 nhóm sản phẩm. Quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 21 ngày kể từ ngày thông báo.
Thời hạn áp thuế trong 03 năm với các mức thuế giảm dần từng năm, cụ thể như sau:
– Năm thứ nhất: cao nhất là 63.000 Rp/sản phẩm (khoảng 4,43 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 19.260 Rp/sản phẩm (khoảng 1,36 USD/sản phẩm);
– Năm thứ hai: cao nhất là 59.850 Rp/sản phẩm (khoảng 4,21 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 18.297 Rp/sản phẩm (khoảng 1,29 USD/sản phẩm);
– Năm thứ ba: cao nhất là 56.858 Rp/sản phẩm (khoảng 4 USD/sản phẩm) và thấp nhất là 17.382 Rp/sản phẩm (khoảng 1.22 USD/sản phẩm).
Quyết định này được đưa ra dựa vào báo cáo mới nhất của Ủy ban tự vệ thương mại Indonesia, theo đó sự gia tăng hàng may mặc và phụ kiện nhập khẩu có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.
Các sản phẩm chịu thuế tự vệ bao gồm trang phục thường ngày, lễ phục, comple, đồng phục, áo choàng, áo khoác ngoài, quần áo trẻ em và phụ kiện, mũ và khăn choàng cổ.
Thuế tự vệ được áp đặt đối với hàng may mặc và phụ kiện nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, ngoại trừ tám mặt hàng mũ nón và khăn choàng cổ được sản xuất tại 122 quốc gia được ghi trong phụ lục của quy định.
Theo Cơ quan Thống kê Indonesia, nhập khẩu hàng hóa của nước này giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 2,3%/năm, từ 135,65 tỷ USD năm 2016 tăng lên 141,57 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, Indonesia nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam khá ổn định, ở mức 3,13 tỷ USD vào năm 2020.
Bên cạnh một số mặt hàng có lợi thế xuất khẩu như: Máy móc, thiết bị cơ khí; Hóa chất hữu cơ… Việt Nam còn có cơ hội tăng xuất khẩu các mặt hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; hàng dệt, may; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; xơ, sợi dệt các loại; sản phẩm từ chất dẻo.
Theo Tạp chí Công Thương
Bài đọc thêm: