Không đổ thừa hết nguyên nhân san hô chết do biến đổi khí hậu

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh vai trò bảo tồn hệ sinh thái san hô rất quan trọng nên bằng mọi cách không được để xảy ra suy thoái…

Vùng lõi bảo tồn Hòn Mun không được cho ngụp lặn

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến vừa có buổi kiểm tra và làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa Kiểm về công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, làm rõ thông tin liên quan san hô bị chết, tình hình khai thác, thành lập và quy chế hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa và công tác chống khai thác IUU.

Về nguyên nhân rạn san hô trên Vịnh Nha Trang bị chết, ngoài yếu tố khách quan do thiên tai, ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang cho rằng, có yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu rồi các nguyên nhân chủ quan tích tụ nhiềm năm.

Trong đó, có việc người dân sống xung quanh khu vực giáp ranh bảo tồn vào đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, trên vịnh này có 2 khu vực nuôi trồng thủy sản lâu đời thải ra rác thải, thức ăn thừa cũng gây tác động không nhỏ đến rạn san hô.

Đặc biệt, khu vực Hòn Mun nơi đến tham quan rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Và, có tình trạng người nước ngoài xậm hại đến san hô, nhưng lực lượng chức khó xử lý. Ngoài ra, còn ảnh hưởng nguồn nước ngọt từ sông Cái và sông Quán Trường đổ vào vịnh Nha Trang.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Bát, Viện trưởng Viện Hải sản (Bộ NN-PTNT) lưu ý, trong vùng lõi bảo tồn không được tổ chức hoạt động lặn biển. Tuy nhiên, sáng nay khảo sát hoạt động này vẫn diễn ra tại Hòn Mun.

Liên quan về san hô tại đây bị chết, ông đề xuất tỉnh cần có điều tra tổng thể, đánh giá nguyên nhân, từ đó có phương án quản lý, bảo tồn, kế hoạch phục hồi. Từ kết quả điều tra cần tiến hành quy hoạch, phân vùng bảo tồn và vận hành theo quy chế của khu bảo tồn biển. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa có Viện Hải dương, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga nên phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Chỉ ra những vấn đề tỉnh Khánh Hòa chưa làm được trong công tác bảo tồn, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, cho biết, việc thực hiện trách nhiệm Ban quản lý khu bảo tồn biển làm chưa đến từ vấn đề quản lý theo quy chế, xây dựng đề án, kế hoạch, cho đến tham mưu các vấn đề điều chỉnh cho khu bảo tồn biển. Mặc dù tỉnh đã Bên cạnh đó Chỉ thị 29 có 7 nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho tỉnh nhưng vẫn chưa làm được.

Thứ nhất, chưa rà soát tác động dự án du lịch nơi đây, để hạn chế thấp nhất việc tác động đến bảo tồn. Thứ 2, tỉnh cũng chưa thực hiện điều tra khu bảo biển, nhưng vùng biển tiềm năng để thành khu bảo tồn biển, khu bảo vệ, từ đó có phương tổ chức án bảo vệ. Thứ 3, tỉnh cũng chưa bố lực lượng kiểm ngư trong khu bảo tồn biển, mặc dù Nghị định 26 yêu cầu tỉnh phải bố trí này. Thứ 4, các đề án và kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 29 tỉnh cũng chưa thực hiện.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện nay việc triển khai bảo tồn đều có văn bản pháp luật, đầy đủ pháp lý, thậm chí có Chỉ thị của Thủ tướng. Do đó, vai trò bảo tồn có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nếu chúng ta cứ để cường lực khai thác không có ngành kinh tế biển, không có ngành khác thác thủy sản bền vững.

Sau khi thị sát tại khu bảo tồn Vịnh Nha Trang, Thứ trưởng khẳng định, nhận thức việc bảo tồn địa phương chưa tới. Dù địa phương chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến rạn san hộ bị chết như biến đổi khí hậu, do khai thác, môi trường nuôi và dòng chảy, nhưng không thể đổ thừa hết cho nguyên nhân này. Bởi nếu tỉnh thực hiện việc bảo tồn tốt đã phân khu rõ ràng, nhưng tại đây chưa phân khu gì cả và chưa phân định ra được khu nghiêm ngoặt, khu bảo vê, khu phát triển, vùng đệm. Ngay vào khu nghiêm ngoặt là vùng lõi Hòn Mun hiện địa phương còn làm hạ tầng, cho ngụp lặn.

Vì vậy, theo Thứ trưởng để thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, tỉnh phải có chương trình, trong đó có nhiều đề án khác nhau, quy định trách nhiệm các sở ngành, doanh nghiệp và ngư dân. Từ đó thực hiện với tinh thần xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư.

Cũng theo Thứ trưởng, du lịch là ngành kinh tế không khói rất quan trọng của vùng biển. Nhưng không có nghĩa để khu lịch đè vào bảo tồn, khai thác, xây dựng cũng đè vào bảo tồn và ngư dân săn bắt cũng vào nơi đấy để đánh bắt được.

Do đó, tỉnh Khánh Hòa cần phải phân định ra rõ ràng. Đặc biệt, vai trò bảo tồn và hệ sinh thái san hô rất quan trọng nay mai sẽ thu rất nhiều tiền. Vì vậy, tỉnh không thể để suy thoái bằng nhiều nguyên nhân. Do đó tỉnh nên sớm cho chương trình cụ thể và Bộ NN-PTNT luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Khả năng cao EC sẽ kiểm tra IUU tại Khánh Hòa

Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, địa phương hiện có nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, trong đó có hoạt động khai thác thủy sản. Theo đánh giá nguồn lợi, tỉnh có tổng trữ lượng hải sản khoảng 150.000 tấn, cho phép khai thác ở mức 70.000-80.000 tấn/năm, trong đó chủ yếu là cá nổi.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh 1 khu Bảo tồn Hòn Mun đã được thành lập và 3 khu bảo tồn biển cấp gia được đưa vào kế hoạch như: Nam Yết, Thuyền Chài, Song Tử. Trong đó, Đảo Nam Yết có tổng diện tích 35.000ha, riêng diện tích biển chiếm 20.000ha. Khu vực biển Nam Yết có 185 loài thực vật phù du, 307 loài động vật phù du, 86 loài rong, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 414 loài cá san hô, 2 loài rùa biển.

Về tình hình khai thác thủy sản, theo ông Lê Tấn Bản, 6 tháng đầu năm nay, do giá xăng dầu tăng cao nên 50% tàu cá trên địa bàn nằm bờ. Tuy nhiên từ tháng 7, khi giá xăng dầu giảm 90% số tàu đã bám biển trở lại. Do đó, dự kiến từ nay đến cuối năm sản lượng khai thác sẽ đạt 35.000 tấn và lũy kế đến cuối năm đạt khoảng 100.000 tấn, tương đương như mọi năm.

Về quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa, tỉnh đã giao Sở Tài Chính chủ trì, còn Sở NN-PTNT phối hợp.

Các vấn đề theo khuyến nghị của EC, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết, thời gian qua căn cứ chỉ đạo Bộ NN-PTNT, Tổng cục Thủy sản, địa phương đều triển khai quyết liệt.

Đến nay tỉnh có 676 tàu từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, chỉ còn 16 tàu chưa lắp đặt. Cơ quan chức năng kiên quyết không cho tàu vươn khơi nếu không lắp đặt thiết bị. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tàu ra, vào xuất bến được giám sát chặt chẽ, cũng như xử phạt nghiêm minh đối với các tàu có hành vi vi phạm trên biển. Tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đón đoàn làm việc Ủy ban Châu Âu (EC) khi vào Khánh Hòa kiểm tra thực hiện các khuyến nghị.

Theo đoàn Công tác Bộ NN-PTNT, tháng 10 tới đây, Đoàn công tác của EC sẽ vào Việt Nam và rất nhiều khả năng đoàn sẽ chọn Khánh Hòa để kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị. Vì tỉnh có nghề cá lớn, hiện đang xuất khẩu cá ngừ sang Châu Âu.

Do đó, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, đề nghị tỉnh Khánh Hòa có chỉ đạo các cảng cá, Chi cục thủy sản rà soát tất cả hồ sơ, tăng cường kiểm soát, đặc biệt công tác quản lý tàu cá. Đồng thời xây dựng kịch bản chi tiết để tiếp đoàn EC.

Theo Báo NNVN

 

Bài đọc thêm:

  1. Nghiên cứu: Nước mưa hiện đại đã không còn an toàn để uống
  2. Nhìn thẳng sự thật san hô bị chết trắng và cần giải pháp bảo tồn
  3. Chỉ 2% rác thải chôn lấp ở Việt Nam được xử lý đúng quy cách
  4. Nơi bảo tồn nhiều giống cá nước ngọt quý hiếm sông Mê Kông
  5. Thành công dán tem truy xuất nguồn gốc nước mắm Phú Quốc
  6. Mega A Logistics mở tuyến hàng hải Việt Nam-Nga trong tháng 8

Popular Posts

Back To Top