Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu phủ bóng hội nghị khí hậu COP26

Các chính trị gia châu Âu hiện đang phải đối mặt với giá khí đốt tăng vọt, nhiều nhà máy đóng cửa do thiếu điện, mất điện ở nhiều nơi…

Hội nghị COP26 hiện đang diễn ra tại Glasgow (Scotland) từ ngày 31/10 đến 12/11 năm 2021. Các chính trị gia châu Âu tham gia Công ước hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng – giá khí đốt tăng vọt, nhiều nhà máy đóng cửa do thiếu điện, và tình trạng mất điện trên diện rộng.

*COP26: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

Những lổ hổng về an ninh năng lượng

Trong thập kỷ vừa qua, châu Âu vội vã theo đuổi các nguồn năng lượng tái tạo, cho rằng chúng có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu nguồn năng lượng của họ. Song song với quá trình đó, các nguồn năng lượng khác nhanh chóng bị cắt giảm nếu không phù hợp với tầm nhìn của họ.

Kết quả là hiện nay, “lục địa già” châu Âu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, giá khí nhiên liệu cao kỷ lục và phải phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Kể từ đầu năm, giá khí đốt giao ngay trên thị trường đến nay đã tăng gấp 5 lần.

Theo dự báo, cuộc khủng hoảng nhiên liệu tại châu Âu chưa hề có dấu hiệu giảm. Bloomberg cho biết, tình trạng trên có thể làm suy yếu đà phục hồi kinh tế của khu vực châu Âu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân.

EU cần nhìn thẳng vào những sai lầm

Mỹ trong những năm trở lại đây đã tăng cường khai thác khí tự nhiên và coi đây là sự chuyển đổi hữu ích nhằm thay thế cho việc sử dụng than đá. Còn EU thì khác: không khuyến khích khai thác khí đốt tự nhiên bằng cách đánh thuế carbon, thậm chí cấm hoàn toàn hoạt động này trong một số trường hợp.

Hiện tại, Mỹ đã có được sự độc lập về năng lượng. Trái lại, châu Âu ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí đốt, chủ yếu từ Nga.

Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU, chiếm khoảng 40% lượng khí mà khối này nhập khẩu. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước tuyên bố Moscow sẵn sàng gia tăng nguồn cung nếu các nước thành viên EU yêu cầu. Giá khí đốt tại châu Âu đã giảm vào ngày 28/10 vừa qua sau khi ông Putin yêu cầu tập đoàn dầu khí Gazprom bắt đầu bơm khí đốt vào các kho dự trữ của họ ở Đức và Áo.

Philip Walsh, giáo sư về kinh doanh và chiến lược tại Đại học Ryerson ở Toronto nhận xét: “Là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, Nga thể quyết định tăng hay giảm việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Lợi thế vẫn nghiêng về phía Moscow trong các cuộc đàm phán về giá cả, đặc biệt nếu nhu cầu của châu Âu tăng đột biến”.

Ralph Schoellhammer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học tư nhân Webster Vienna ở Áo cho rằng việc kiểm soát các nguồn năng lượng đáng tin cậy đã mang lại cho Nga “lợi thế địa chính trị”.

Cây bút Christopher Barnard của Washington Examiner cho rằng dù coi việc giảm nguồn cung khí đốt của Nga là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nhiên liệu hiện nay, châu Âu vẫn phải nhìn thẳng vào những sai lầm đã dẫn đến tình trạng khó khăn này. Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đã ẩn mình trong bóng tối suốt nhiều năm qua và giờ là lúc các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cần phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Theo www.moit.gov.vn

Bài đọc thêm:

  1. Giá dầu thô quay lại mức 85 USD/thùng, thị trường lo ngại khó khăn
  2. Tâm lý tiêu cực quay trở lại trên thị trường vàng, dự báo giá vàng sẽ giảm
  3. Trung Quốc: giảm sản lượng thép để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí
  4. Hà Giang: Hàng xuất khẩu gặp khó do Trung Quốc không nhận hàng

Popular Posts

Back To Top