Kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ khởi sắc trong năm Nhân Dần 2022

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ và tiếp đà tăng trưởng của năm 2021…

Tình hình kinh tế gần đây

Nền kinh tế toàn cầu đã dần hồi phục trong năm 2021 nhưng vẫn chịu ảnh hưởng xấu khi các biến chủng mới liên tục xuất hiên. Dù tăng trưởng của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu(EU), Trung Quốc bật tăng trở lại trong năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn dự báo trước đó. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi chịu tác động nặng nề của đại dịch từ tháng 4 làm lệch đà tăng trưởng trong 8 tháng cuối năm.

Hệ quả là GDP của  Việt Nam năm 2021 ước tính chỉ tăng trưởng 2,58%, thấp hơn 4,2 điểm phần trăm so với dự báo của Ngân hàng Thế giới đưa ra hồi tháng 12 năm 2020. Mặc dù chưa chuẩn bị tốt cho đợt bùng phát dịch mới nhưng chính quyền và các cấp địa phương đã nhanh chóng thích ứng triển khai tiêm vắc xin diện rộng trên toàn quốc. Ngoài ra, chính phủ đã chuyển từ chính sách ” Không Covid-19″ sang ” Sống chung với dịch” làm đòn bẩy để tiếp đà hồi phục kinh tế trong các quý cuối năm.

Nhưng đợt dịch mới này đã gây thiệt hại đáng kể cho người lao động, hộ gia đình và các doanh nghiệp. Thị trường lao động Việt Nam vốn vẫn chưa hồi phục hoàn toàn đã phải gánh chịu tổn thất liên tục do các đợt giãn cách kéo dài. Cụ thể, các đợt giãn cách xã hội vào quý III năm 2021 gây ảnh hưởng đến khoảng 28,2 triệu lao động, trong đó khoảng 2,5 triệu người bị mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục lên mức 3,7%.Thu nhập thực tế bình quân của người lao động bị giảm 12,6% trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Các doanh nghiệp phải cắt giảm chi tiêu, giảm lương, giảm giờ làm của nhân công để duy trì hoạt động và đảm bảo việc làm trong tương lai.Theo Điều tra Tình trạngKinh doanh của Ngân hàng Thế giới từ tháng 09 đến tháng 11/2021, tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa tại thành phố Hồ Chí Minh – tâm điểm của khủng hoảng – đặc biệt cao (35%). Trong số những doanh nghiệp còn mở cửa, có đến 57% phải cắt giảm giờ làm. Tuy nhiều doanh nghiệp cho biết tổng doanh số giảm nhưng họ vẫn lạc quan vào thị trường khởi sắc trong năm tiếp theo.

Chính phủ càng củng cố niềm tin này khi đưa ra các chính sách giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong năm 2021. Điều nay khiến tăng trưởng tín dụng liên tục cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thanh khoản dồi dào trong khủng hoảng bất chấp cung tiền tăng nhanh và giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới lên cao.

Tuy vây, phía ngân hàng vẫn cần theo dõi, giám sát do các khoản nợ xấu liên tục gia tăng.Ước tính sơ bộ tỷ
lệ nợ xấu trong quý II/2021 là 3,66%, nhưng theo NHNN tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh có thể lên đến 7,21% nếu tính cả số nợ đã được tái cơ cấu có tiềm năng trở thành nợ xấu.

Triển vọng trong ngắn hạn và trung hạn

Trong thời gian tới, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ bật tăng trở lại từ 2,58% năm 2021 lên 5,5% năm 2022, nhưng những rủi ro vẫn ở mức cao và đòi hỏi các cấp chính quyền phải có biện pháp chủ động ứng phó. Nền kinh tế được dự báo tăng trưởng khoảng 5,5% trong năm 2022 và sau đó ổn định tại mức 6,5%. Dự báo trên dựa trên giả định đại dịch được kiểm soát cả trong nước và quốc tế.

Trong ngắn hạn, khách du lịch quốc tế cũng được kỳ vọng quay trở lại từ giữa năm 2022 trở đi, giúp cho ngành du lịch từng bước phục hồi, cán cân vãng lãi cũng cân bằng. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến nông thủy sản, chế tạo sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu ổn định kinh tế trên toàn cầu.

Trong trung hạn, các chính sách tài khóa của chính phủ có thể được nới lỏng hơn, ít nhất trong nửa đầu năm 2022 vì các cấp có thẩm quyền đang cân nhắc ban hành gói phục hồi kinh tế vào đầu năm mới. Ngoài ra chính phủ cũng tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tài khóa, xử lý những tác động của đại dịch, xử lý nghị trình các khu vực tài chính.

Cơ hội và thách thức đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam

Xanh hóa thương mại hàng hóa là một ưu tiên hàng đầu vì một số lý do sau:

– Làm dấu chân các-bon và dấu chân môi trường của các ngành sản xuất và xuất khẩu

– Khuyến khích các ngành kinh tế đang tồn tại trang bị công nghệ xanh và duy trì năng lực cạnh tranh

– Tạo cơ hội mới để giao thương các hàng hóa và dịch vụ môi trường

– Giúp tạo thêm việc làm mới

Các mặt hàng nông sản đặc biệt dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu, nhất là nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ví dụ, nghiên cứu thực chứng cho thấy sản lượng lúa có thể tổn thất từ 5% đến 23% vào năm 2040, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, làm gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực.

Nhằm giúp các doanh nghiệp cũng như cơ quan có thẩm quyền hiểu được thương mại hàng hóa sạch hơn có thể giúp ích như thế nào cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai, báo cáo dưới đây của World Bank sẽ giải đáp một số thắc mắc như:

+ Các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam dễ bị tổn thương như thế nào với biến đổi khí hậu?

+Kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại môi trường của Việt Nam và các quốc gia khác ảnh hưởng như thế nào đến thương mại hàng hóa của Việt Nam?

+Cơ hội sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm môi trường mới là gì?

+Làm thế nào để chính sách giúp đẩy mạnh áp dụng công nghệ, sản xuất và xuất khẩu thân thiện với môi trường?

Tài liệu chuyên đề báo cáo của World Bank: Link

Theo Ngân Hàng Thế Giới

Popular Posts

Back To Top