Lạng Sơn: Thay da đổi thịt từ sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị được người dân đồng tình hưởng ứng và kỳ vọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Những năm trước đây, bà con nông một số huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn sản xuất và tiêu thụ nông sản vô cùng khó khăn. Ngoài việc cấy 2 vụ lúa chiêm Xuân và lúa mùa để giải quyết nguồn lương thực và phục vụ tại chỗ cho chăn nuôi trong gia đình, bà con bố trí thêm vụ khoai Đông để có sản phẩm bán ra thị trường sau dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên việc tiêu thụ khoai tây vô cùng khó khăn khi thị trường thiếu tính ổn định, giá cả bấp bênh… đã có rất nhiều năm sản phẩm bị tồn đọng không bán được. Đây chính là bức tranh chung trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục tình trạng này, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã vươn mình đổi mới. Trong đó, việc liên kết chuỗi giá trị đã được thực hiện với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp và xuất hiện nhiều điển hình trong lĩnh vực này. Theo đó, các hộ gia đình thực hiện mô hình trồng rau an toàn và trồng cây dược liệu cúc hoa theo chuỗi giá trị sản xuất liên kết khép kín từ cung ứng giống cây trồng, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người nông dân thuộc chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông thôn mới.

Không chỉ vậy, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh, tạo ra các sản phẩm chất lượng, có thương hiệu đáp ứng tiêu chuẩn, thị trường trong nước và quốc tế.

Nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động tổ chức sản xuất của các hợp tác xã hiện có; khuyến khích, hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về sản xuất của địa phương và khả năng, nguyện vọng của các hộ nông dân để tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đầu tư vào nông nghiệp tạo ra vùng nguyên liệu, hàng hóa tập trung, có quy mô lớn, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp “hạt nhân” đảm nhiệm các công đoạn mà hộ sản xuất không làm được hoặc làm không hiệu quả, như: Cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đạt chất lượng cao; thu gom, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; xử lý vệ sinh môi trường; hướng dẫn, phổ biến khoa học, kỹ thuật trong sản xuất…

Trong giải pháp khoa học công nghệ, sẽ tăng cường áp dụng các biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn tiên tiến như: VietGAP, GlobalGAP, HACCP, FSC, PEFC,…; ứng dụng các biện pháp thâm canh bền vững, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế vượt trội, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Tạp chí Công Thương

Bài đọc thêm:

  1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài: Đừng để mất “chìa khóa vàng”
  2. Xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý
  3. Đà Nẵng phát động Tuần lễ khuyến mại kích cầu mua sắm 2021
  4. Điểm lưu ý để trái cây nhiệt đới Việt Nam tăng cơ hội vào thị trường EU

Popular Posts

Back To Top