Lệnh 248 & Lệnh 249 Nâng Tầm Nông Sản Việt

Có thể nói, bộ đôi lệnh 248 và 249 là hai yếu tố mới nhất góp phần nâng tầm giá trị và thương hiệu Nông Sản Việt Nam đến với thị trường lớn như Trung Quốc. Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã ban hành lệnh 248 về “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài xuất khẩu” cũng như Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”. Đặc biệt, tất cả doanh nghiệp nước ngoài có ý định hoặc hợp tác bền vững xuất nhập khẩu sang Trung Quốc đều phải tuân thủ nghiêm ngặt hai lệnh này. Cùng Mega A Logistics Company tham khảo ngay những ưu điểm của Lệnh 248 và Lệnh 249 nhé!

Những Điểm Mới Của Lệnh 248 và Lệnh 249

Trong khía cạnh hệ thống quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, Trung Quốc sẽ xây dựng bộ khung chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở nước ngoài bao gồm cả hệ thống của Quốc gia và Doanh nghiệp. Trung Quốc sẽ cập nhật thêm các phương thức kiểm đánh giá, quản lý đăng ký doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo tối đa truy xuất nguồn gốc cũng như truy hồi sản phẩm theo yêu cầu của bên giám sát. Điều này sẽ đặt ra yêu cầu trách nhiệm không nhỏ đôn đốc của các cơ quan thẩm quyền quản lý của quốc gia xuất khẩu.

Trong khía cạnh doanh nghiệp, điều Luật sẽ quy trách nhiệm chính của doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi nhập khẩu thực phẩm, các nhà nhập khẩu sẽ được giao nghĩa vụ tự chủ. Bên cạnh đó, bổ sung nghĩa vụ thực hiện các quy định về thay đổi hồ sơ đăng ký quy định, yêu cầu cụ thể chi tiết về ghi nhãn thực phẩm và bổ sung chế tài nếu vi phạm.

Hai Lệnh 248 và 249 sẽ nhấn mạnh việc:

  • Gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu tương ứng.
  • Với 18 nhóm thực phẩm xuất và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đăng ký sản xuất cùng các thủ tục tương ứng.
  • Ngoài ra, những sản phẩm nằm ngoài danh mục này sẽ được xử lý bằng cách doanh nghiệp tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện.

Tham khảo: Hệ Thống Chuỗi Logistics Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới

Các Cơ Quan Có Thẩm Quyền Trong Luật 248 Và Luật 249

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp khi hợp tác với thị trường Trung Quốc cần phải nắm rõ để đảm bảo thực hiện chính sách tất cả quy định và thủ tục yêu cầu. Văn phòng SPS Việt Nam đã thông báo rằng, chỉ có 5 cơ thuộc 3 Bộ mới đủ thẩm quyền để đăng ký, tổng hợp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu và liên kết sang Tổng cục Hải Quan Trung Quốc bao gồm:
Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương).

Chính vì vậy, những cơ quan nằm ngoài danh sách đều chỉ có chức năng tuyên truyền và thông báo về hai lệnh 248 cùng 249 đến các doanh nghiệp và họ sẽ không có thẩm quyền để làm việc với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc.

Hình Thức Thủ Tục Đăng Ký

Nếu các Cục chuyên môn kể trên có hệ thống Chi cục tại địa phương, và ủy quyền đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn cho Chi cục, doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua Chi cục, trước khi Chi cục tổng hợp về 5 Cục, Vụ:

Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương).

Doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với các chi cục trên để có thể điền đúng mẫu thông tin theo yêu cầu của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc. Đặc biệt, toàn bộ quy trình sẽ được hướng dẫn và kiểm tra nghiêm ngặt bởi Chi Cục của Việt Nam.

Bên cạnh đó, để đáp ứng đa dạng nhu cầu của các doanh nghiệp, Chi cục cũng cho phép doanh nghiệp thực hiện theo hình thức trực tuyến và gửi về cổng thông tin điện tử của 5 Cục, Vụ để kiểm tra. Ngoài ra, mọi thắc mắc doanh nghiệp sẽ liên hệ trực tiếp với văn phòng SPS Việt Nam để giải quyết sớm nhất nhé!

Nhìn chung, doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn nội lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường Trung Quốc cũng như hai lệnh 248 và 249. Tất cả những đầu việc còn lại sẽ có Chi Cục chuyên môn phụ trách.

Tham khảo: Nông Sản Việt Rực Sáng Tại Cảng Quốc Tế 

Những Dòng Sản Phẩm Chủ Đại Trục Thuộc Quyền Quản Lý Của Hai Cơ Quan Trên

Đối với lệnh 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” đã chỉ đạo các cơ quan quản lý của Việt Nam giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm về tất cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp gửi hồ sơ về một trong ba cục thuộc Bộ NN – PTNT nếu đó là những sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 Bộ trở lên.

Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ tự chủ động gửi đăng ký về Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản với các sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 Cục trở lên thuộc Bộ NN – PTNT.

Đối Tượng Chính Của Lệnh 248 Và Lệnh 249

  • Đăng ký doanh nghiệp với lệnh 248 và 249 của doanh nghiệp sẽ tiếp tục có hiệu đối với doanh nghiệp xuất khẩu 4 loại sản phẩm là: thịt, chế phẩm thịt, thủy sản, tổ yến, các chế phẩm từ tổ yến và sữa.
  • Trong khi đó đối với những doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu mặt hàng này, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc sẽ tiến hành các quá trình kiểm định, đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, xác nhận tất cả tình hình an toàn thực phẩm và tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm.
  • Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tổng hợp danh sách và trình với Tổng Cục Hải Quan Trung Quốc. Cụ thể như sau:ruột (lòng); sản phẩm ong; trứng và chế phẩm từ trứng; dầu ăn và dầu; bột mì nhồi; ngũ cốc ăn được; chế phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha; rau tươi và rau khử nước; đậu khô; gia vị; các loại hạt và hạt giống; quả khô; hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc thù và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Trong năm 2023, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc đã mở rộng thêm một số mặt hàng nông sản cho thị trường Việt Nam bao gồm: các loại rau tươi, rau tách nước, hạt cà phê và cacao chưa rang; trái cây đông lạnh, quả hạch và các loại hạt (hạt điều, hạt sen …)

Bên cạnh đó, ông Hoàng Lý – Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vùng 5 (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) đã lưu ý với các doanh nghiệp rằng việc đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), cần phải chủ động trong việc đăng ký gia hạn trên CIFER, bởi việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên CIFER thường chậm.

Tham khảo: Nông Sản Việt Rực Sáng Tại Cảng Quốc Tế

Đặc biệt ông cũng cho biết Trung Quốc đã đưa ra các yêu cầu rất chi tiết về từng loại sản phẩm, doanh nghiệp cần căn cứ vào đó để kiểm định và chủ động đánh giá chất lượng sản phẩm của mình. Ví dụ như:

  • Tổ yến tiêu chuẩn phải trải qua giai đoạn xử lý với nhiệt độ tâm sản khoảng 70 độ C và trong thời gian tối thiểu 3.5 giây.
  • Các sản phẩm thủy hải sản phải được cơ quan thú ý có thẩm quyền kiểm định kỹ càng và cấp các giấy phép hợp lệ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải nằm trong hệ thống quản lý của cơ quan Thú Y và các bộ ngành liên quan để phòng chống và giảm thiểu tối đa các bệnh ở thủy sản như: TSV, MBV, WSSV, IHHNV của 3 giai đoạn nuôi ..
  • Hay các cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống phải có tên trong danh sách riêng được Trung Quốc công nhận. Đây là những doanh nghiệp đã trải qua quy trình kiểm định song phương nghiêm ngặt.

Quy Định Đóng Gói Và Gia Hạn Đăng Ký

Lệnh 249 đã quy định chi tiết rằng trên bao bì sản phẩm phải bao gồm đầy đủ thông tin liên quan cũng như mã số doanh nghiệp. Đặc biệt, phần mã này phải được in trực tiếp, không cắt dán, chúng phải xuất hiện cả mặt trong lẫn ngoài của doanh nghiệp và rõ ràng chi tiết từng chữ số, con chữ. Mã xuất khẩu doanh nghiệp sẽ được Tổng cục hải quan Doanh Nghiệp cung cấp và thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Đối với bao bì bên ngoài sản phẩm, hình ảnh nhãn hiệu kèm thông tin phải rõ ràng, chi tiết, các đường nét phải được thiết kế tỉ mỉ bằng Tiếng Trung/ tiếng hay hoặc tại khu vực các nước xuất khẩu.
Một trong những thông tin quan trọng phải có trên bao bì sản phẩm cũng đã được nêu cụ thể như:

  • Nước xuất khẩu
  • Tên sản phẩm
  • Số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất,
  • Bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật
  • Nơi sản xuất (cụ thể đến huyện/ tỉnh/ thành phố)
  • và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Về thời hạn để doanh nghiệp có thể được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã được cập nhật lên đến 5 năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý chủ động gia hạn giấy phép đăng ký trong khoảng từ 3 – 6 tháng, nếu không doanh nghiệp buộc phải đăng ký lại từ đầu và khá tốn thời gian.

Tham khảo: Việt Nam Đưa Ngành Logistics Đến “Con Đường Màu Xanh”

Lời Kết:

Lệnh 248 và Lệnh 249 được xem như một cơ hội hoàn hảo để tất cả doanh nghiệp Việt Nam tự “Tạo Ra Áp Lực Chất Lượng Hóa và Toàn Cầu Hóa” cho chính bản thân mình. Có thể thấy trong bối cảnh, EU đã dần gỡ bỏ những lệnh cấm và cảnh cáo về chất lượng nông sản Việt Nam thì bộ đội lệnh 248 & 249 sẽ càng tăng thêm yếu tố Kỷ Luật – Chất Lượng trong tất cả quy trình sản xuất. Đây là “Áp Lực” tích cực mà các ngành Công Nghiệp của chúng ta phải thích nghi để tăng trưởng tốt tại thị trường quy mô như Trung Quốc.

Popular Posts

Back To Top