Liệu thanh long có được cứu khi chuyển đổi sang vận tải biển?

Bên cạnh việc quay xe để tiêu thụ thanh long trong nước, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm hướng vận chuyển thanh long qua đường biển…

Trong buổi họp chiều 12/1, Bộ NN&PTNT và Bộ GTVT đã mở cuộc họp với các hãng tàu, hiệp hội logistics phía nam và các doanh nghiệp để thảo luận phương án xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Trung Quốc.

Trong buổi họp, Bộ Nông nghiệp và các doanh nghiệp chia sẻ sự lo lắng trước tình trạng thiếu container lạnh và năng lực vận chuyển của các hãng tàu liệu có đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Từ phía hãng tàu, các đơn vị đều cho biết năng lực vận chuyển không phải là vấn đề then chốt. Riêng hãng tàu COSCO đã cho biết có thể cung ứng 350-400 container lạnh rỗng, tương đương khoảng 1600 container trong một tháng; trong khi đó, thống kê của Bộ Nông nghiệp về nhu cầu container lạnh là 1704.

Quan trọng hơn, hãng tàu cho biết vấn đề nằm ở những lộ trình dài hạn. Đại diện của hãng tàu CMC cho biết mặc dù hãng có thể cung ứng tới 250-300 container mỗi tuần cho tất cả các tuyến từ Sài Gòn, nhưng việc chuyển đổi sang thanh long sẽ gặp khó khăn. Cụ thể hơn, chuối của Việt Nam hiện đang chiếm phần lớn tỷ trọng sử dụng container của hãng. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối của Việt Nam đã thiết lập xong dây chuyền thủ tục và nhận được sự tin tưởng của chính quyền địa phương đối với hàng hóa.

Nói cách khác, khối lượng hàng hóa và vấn đề thông quan đã ổn định và ít gặp các vấn đề phát sinh. Ngoài chuối còn có sầu riêng, bưởi. Các loại nông sản này đã chiếm hầu hết các phích cắm dành cho container lạnh trên tàu vận chuyển nông sản từ Tp HCM sang Trung Quốc.

Đối với thanh long, đại diện của CNC cho biết việc dịch chuyển đột ngột từ đường bộ sang đường biển sẽ rủi ro. Thanh long của Việt Nam chưa nhận được sự tin tưởng của chính quyền địa phương, các đối tác bên Trung Quốc cũng có trường hợp kêu rằng đừng chuyển hàng sang nữa – vì không chắc có thể xử lý thủ tục thông quan theo đường biển.

Kiến nghị trong buổi họp, đại diện của Mega A (Logistics) đã đề xuất phương án lập tổ công tác với 1 người nắm thông tin hàng hóa, 1 người nắm quy trình và giá cả, và 1 người hiểu thị trường trong ngoài nước để giải quyết những khó khăn trước mắt.

Trước tình trạng này, đại của của Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ giảm xuống mức phí thấp nhất để hỗ trợ cho chuyển đổi xuất nhập khẩu.

 

Bài đọc thêm:

  1. Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ thanh long
  2. Thanh Long Việt Nam cần cứu nhưng container rỗng bị thiếu
  3. Sản lượng trái cây xuất khẩu đi Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn

Popular Posts

Back To Top