Logistics Xanh Và Hành Trình Của Mạng Lưới Nước Nhà

Trong định hướng phát triển bền vững, Logistics Xanh là một trong những lĩnh vực được chú trọng đầu từ. Tại Diễn Đàn Logistics Việt Nam 2022 và 2023, Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Công Thương đã có những đề cập trọng điểm về thực trạng “Xanh Hóa” Mạng Lưới Vận Chuyển của nước nhà. Bên cạnh những thách thức, các Doanh nghiệp Việt Nam cũng hướng đến những kết quả nhất định, góp phần giảm thiểu đáng kể lượng khí thải ra môi trường. Cùng Mega A Logistics Company tham khảo ngay nhé!

Vì Sao Logistics Xanh Là Trọng Điểm Phát Triển Kinh Tế

Việc phát triển ngành Logistics cũng là yếu tố trọng điểm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, tất cả Quốc gia, không loại trừ Việt Nam đều đã và đang hướng đến MỘT NỀN KINH TẾ XANH BỀN VỮNG. Đó chính là lý do vì sao MÔI TRƯỜNG trở thành đề tài được Thủ tướng Chính Phủ cùng các Bộ ngành liên quan tích cực cải thiện và đề xuất những chiến lược thực tiễn trong nhiều năm qua.

Đặc biệt hơn cả, vấn nạn phổ biến nhất về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam chính là thực trạng phát thải CO2 quá mức hình thành hiệu ứng nhà kính và tổn hại bầu không khí. Trong đó, chỉ số phát thải của Ngành Vận Tải xếp thứ 3 chỉ sau Ngành Năng Lượng và Nông Nghiệp. Chỉ số này chiếm đến gần 20% tổng lượng khí thải nhà kính (trích dẫn từ Tạp Chí Môi Trường, 2019).

Việt Nam chủ trương các hoạt động xanh hóa Logistics
Việt Nam chủ trương các hoạt động xanh hóa Logistics

Hơn thế nữa, ngành vận tải cũng tồn đọng những chỉ số đáng báo động liên quan đến môi trường khi chiếm đến 23% lượng khí thải CO2 trong đó vận tải đường bộ tiêu thụ nhiều nhất đến 80% lượng nhiên liệu. Chưa dừng lại ở đó, con số này được ước tính sẽ đạt mức tăng từ 7 – 8% mỗi năm, thông tin được trích dẫn từ Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc Gia năm 2019.

Tham khảo: Tất Bật Chuẩn Bị Đề Án 1 Triệu Ha Lúa Gạo Chất Lượng Cao

Tổng quan, Trung bình mỗi năm hoạt động GTVT phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 (Tạp chí Môi trường, 2019). Trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng 85% lượng khí phát thải toàn ngành, vận tải đường thủy nội địa và ven biển chiếm 10%, vận tải hàng không 5% (Báo Tài nguyên Môi trường, 2019).

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được tầm quan trọng của quá trình “Xanh Hóa” Logistics. Điều này càng được minh chứng cụ thể khi Báo Cáo Logistics Việt Nam 2022 đã chỉ ra rằng có đến 74% doanh nghiệp cho biết đã ứng dụng logistics xanh trong chiến lược phát triển dài hạn bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, tính toán chi tiết lộ trình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Kế đến, Hiệp Hội Logistics Việt Nam cũng có những đánh giá về vấn đề Logistics Xanh như sau: Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đến từ nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành và năng lực quản trị. Bởi lẽ đó, doanh nghiệp chưa thể áp dụng triệt để những công nghệ hiện đại, tự động hóa quy trình và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị vận tải của mình.

Chính vì vậy, cũng có tới 66,2% số doanh nghiệp logistics chưa có hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn, cộng thêm các thách thức nội tại như khả năng về tài chính, cách thức tổ chức quản lý hay năng lực khai thác năng lượng xanh,… đang ảnh hưởng khiến việc triển khai hệ thống logistics xanh tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Đó là một trong những nguyên nhân tổng quan mang đến thách thức cho quá trình Logistics Xanh của doanh nghiệp Việt Nam. Hiểu được điều ấy, Thủ tướng Chính Phủ thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm khoa học hết hợp với Hiệp Hội Logistics Việt Nam thức hiện những chiến lược thiết thực và mang đến hiệu quả phát triển lâu dài.

Tham khảo: Bí Thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trải Nghiệm Máy Nông Nghiệp

Mạng Lưới Vận Chuyển Xem Logistics Xanh Là Nguồn Sống

Bộ Công Thương đều đặn phối hợp với UBND các tỉnh Thành Phố tổ chức các diễn đàn Logistic Việt Nam hàng năm với đa dạng chủ đề cùng với doanh nghiệp. Năm 2022 và Năm 2023 cũng không phải ngoại lệ khi chủ đề phổ biến nhất được tranh luận sôi nổi chính là “Logistics Xanh Và Những Mục Tiêu Cần Đạt Được Trong Năm 2024 và Tầm Nhìn Đến 2030”. Bên cạnh đó diễn đàn Logistics năm 2023 cũng hướng đến mạng lưới vận chuyển khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong tiến trình Chuyển Đổi Số.

Để hiểu được tầm quan trọng của Logistics Xanh ta hãy nhìn vào phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồ Diên phát biểu: “Mạch máu của nền kinh tế quốc dân chính là chuỗi Logistics Dịch vụ, Việt Nam không ngừng nỗ lực duy trì mức tăng trưởng ổn định và nâng tầm nền kinh tế xanh.

Hơn thế nữa, nền kinh tế nước nhà có tỉ lệ hội nhập cao, cùng những chính sách mở rộng mối quan hệ quốc tế song phương, thúc đẩy thương mại hóa & toàn cầu hóa. Điều này tác động tích cực đến tiềm năng phát triển dài hạn của dịch vụ Logistics”.

Kiểm soát lượng khí thải CO2 là mục tiêu quan trọng của Logistics xanh
Kiểm soát lượng khí thải CO2 là mục tiêu quan trọng của Logistics xanh

Tham khảo: Vận Chuyển Hàng Không: Thị Trường Tiềm Năng Cùng Những Thách Thức

Dựa trên tinh thần của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về giảm phát lượng khí thải về 0, Thủ tướng Chính Phủ cùng các doanh nghiệp cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như sau:

Theo thông tin cập nhật mới nhất của Báo Cáo Logistics Việt Nam năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động theo thiên hướng bền vững là trên 50%. Với những thay đổi nhất định như: chuẩn hóa kích thước hệ thống phương tiện vận chuyển, kiểm tra và đảm bảo chọn lọc kỹ càng nguồn nhiên liệu sạch.

Trong 5 năm gần đây, những kết quả Logistics Xanh của Việt Nam ngày một ấn tượng và được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Ví dụ như:

  • Giai đoạn 4/2018: Công ty TNHH Quốc tế Delta đã cho ra mắt dự án đào tạo lái xe sinh thái để tiết kiệm nhiên liệu cũng như đảm bảo an toàn vận chuyển. Kết quả Delta đạt tỷ lệ an toàn trên 90%, giảm thiểu 60 – 70% các tai nạn giao thông nghiêm trọng và tiết kiệm khoảng 20% nhiên liệu.
  • Giai đoạn cuối năm 2018: Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC đã trao tặng danh hiệu CẢNG XANH cho hệ thống Tân Cảng – Cát Lái tại Thành phố Hồ Chí Minh. Danh hiệu chứng nhận những thành tích xuất sắc trong khía cạnh tiết kiệm nhiên liệu, nguồn tài nguyên, xử lý môi trường cảng, các chất thải hóa học do vận tải biển cũng như ứng dụng tối ưu công nghệ 4.0.
  • Giai đoạn năm 2019 – 2020: Các thương hiệu Logistics quốc tế đã có những chiến lược đầu tư trọng điểm vào thị trường Việt Nam. Điểm hình như “ông lớn” DHL Express đã cung cấp 10 xe máy điện vào danh mục phương tiện giao nhận thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
  • Giai đoạn cuối năm 2020: Đề án “Phát Triển Cảng Xanh Việt Nam” được Bộ Giao Thông Vận tải phê duyệt. Điều này góp phần không nhỏ vào tiến trình Logistics Xanh hệ thống vận tải đường biển.
  • Giai đoạn cuối năm 2022: Đơn vị vận chuyển Ahamove đã kết hợp cùng ông lớn Vinfast ra mắt thương hiệu Ahafast – đây là dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên nền tảng công nghệ bằng xe máy điện đầu tiên ở Việt Nam.
Logistics Xanh gắn liền với nền Kinh Tế Xanh
Logistics Xanh gắn liền với nền Kinh Tế Xanh

Tham khảo: Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc

Hệ thống kho bãi cũng là thành phần quan trọng trong mạng lưới Logistics Xanh. Báo cáo của Logistics Việt Nam năm 2022 cũng đã chỉ ra rằng.

  • Khoảng 70% doanh nghiệp Logistics tận dụng phần mềm quản lý kho và đánh giá hiệu quả thông qua những công nghệ hiện đại.
  • Đặc biệt, có khoảng 32% doanh nghiệp ứng dụng năng lượng tái tạo trong kho bãi. Cụ thể, năng lượng mặt trời có khoảng 82% doanh nghiệp sử dụng, năng lượng gió với 12% và thủy điện với gần 19%.

Hình thành quy trình Logistics xanh chuẩn hóa từ khâu sản xuất, đóng gói, lưu trữ và vận chuyển đến với khách hàng. Hướng đến sử dụng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Việt Nam Bứt Phá Logistics Xanh Trong Mọi Hoàn Cảnh

Xanh hóa Logistics là xương sống của mạng lưới vận chuyển gắn liền với phát triển kinh tế bền vững qua nhiều thời kỳ. Chính vì thế, Đại hội XII của Đảng đã xác định yêu cầu chặt chẽ rằng: “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực logistics và vận tải, phân phối. Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế”.

Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết “Mạng lưới vận chuyển nước nhà cần phải hướng về “con đường màu xanh” theo chủ trương chung của Thế Giới, có như thế thì chi phí Logistics trên tổng GDP của Quốc Gia sẽ được cải thiện rất nhiều”.

Hiện nay, các chi phí Logistics của nước ta đang ở mức khá cao, có thể lên đến 60% trong đó chi phí vận tải các phương tiện đã chiếm đến gần 40%. Con số này cao hơn từ 2 – 3 lần các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nỗ lực “Xanh Hóa” hệ thống Logistics Xuyên Biên Giới đến các thị trường như Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Úc bên cạnh Mỹ hay Châu Âu.

Trong công cuộc thúc đẩy nền kinh tế xanh trong nhiều lĩnh vực trọng điểm kể cả Logistics, Thủ tướng Chính Phủ đã ký cam kết cùng với hơn 150 quốc gia khác về giảm thiểu tối đa lượng khí thải nhà kính qua các năm và điểm phát thải bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26).

Việt Nam bứt phá phát triển mạng lưới Logistics Xanh đúng với các cam kết
Việt Nam bứt phá phát triển mạng lưới Logistics Xanh đúng với các cam kết

Thủ tướng Chính Phủ cũng chỉ ra rằng để hiện thức hóa bộ máy Logistics xanh toàn diện, các doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả yếu tố môi trường được siết chặt từ khâu sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và cung ứng đến tay người tiêu dùng.

Để thực hiện được các cam kết, tuyên bố nêu trên, các chính phủ từng bước xây dựng chương trình hành động và đưa ra các quy định cụ thể để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện
Cụ thể như: Quyết định số 200/QĐTTg ngày 14/02/2017, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 và Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26/3/2019 tại các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội với những nhiệm vụ trọng điểm như sau:

  • Xây dựng, củng cố và phát triển chiến lược tổng thể cho dịch vụ Logistics Việt Nam tầm nhìn đến năm 2035.
  • Tầm nhìn đến năm 2045, các doanh nghiệp sẽ hoàn tất 100% chủ trương phát triển Logistics và tạo ra mạng lưới kết nối toàn diện với các nước trong khu và thế giới với định hướng rõ ràng.
  • Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến logistics, đặc biệt là thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
  • Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics, tận dụng cơ hội mang lại từ các FTA thế hệ mới, trong đó có EVFTA, CPTPP và RCEP.

Logistics Xanh sẽ là bước tiến lớn trong nền công nghiệp dịch vụ vận chuyển không chỉ tại Việt Nam mà còn cho cả thế giới. Việt Nam chủ động thực hiện đầy đủ các chứng chỉ ISO 14001:2015 cùng nhiều chính sách khác để cùng nhau Xanh Hóa mạng lưới vận chuyển nước nhà.

Popular Posts

Back To Top