Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc

Có thể nói, Trung Quốc chính là “miền đất hứa” của rất nhiều dịch vụ. Đặc biệt hơn cả, đây là thị trường trọng yếu của không ít quốc gia & vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Đó chính là lý do vì sao việc thiết lập hệ thống Logistics xuyên biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc là chiến lược cấp thiết trong hành trình phát triển chuỗi cung ứng nước nhà “bay cao – vươn xa”. 

Hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Mega A Logistics Việt Nam hiểu được điều ấy và không ngừng nỗ lực tăng cường mối quan hệ hữu nghị & hợp tác song phương. Sự kiện ngày 22 – 10 – 2023 là một cột mốc đang ghi nhớ. Cùng tham khảo ngay nhé!

Hội Nghị Định Hướng & Phát Triển Hệ Thống Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc 

Ngày 22/10/2023, Văn phòng Thông báo và Thông tin Dịch tễ Y tế và Kiểm dịch Thực vật Quốc gia  (SPS) Việt Nam đã tổ chức hội nghị song phương về logistics xuyên biên giới với sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam 

Về phía các công ty Trung Quốc gồm có:  

  • Tập đoàn cảng biển IPC 
  • Tập đoàn vận tải container quốc tế SITC; 

Về phía Việt Nam có sự hiện diện của: 

  • Công ty Logistics Mega A 
  • Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và các công ty xuất khẩu nông sản.
Ông Đặng Đình Long - Chủ Tịch HĐQT Mega A Group phát biểu tại hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Ông Đặng Đình Long – Chủ Tịch HĐQT Mega A Group phát biểu tại hội nghị logistics xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Tiền đề hình thành hệ thống logistics xuyên biên giới chính là những thông số ấn tượng đến từ các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong năm 2022 chỉ ra rằng: 

  • Nông lâm thủy hải sản là một trong những ngành hàng ấn tượng nhất với kim ngạch hơn 53 tỷ đồng. Không những thế, nếu so với giai đoạn năm 2021 thì tỉ lệ gia tăng khoảng 10%. 
  • Bên cạnh đó, 3.36% là số đo cho tốc độ tăng trưởng GDP với mức thặng dư ước tỉnh trên 8.5 tỷ USd. Điều này cho thấy tỷ lệ gia tăng khoảng 30% so với cùng kì năm trước. 
  • Việt Nam trong giai đoạn năm 2022  có 11 nhóm mặt hàng sở hữu kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. 

Trong phần tiếp theo, Mega A Logistics Việt Nam sẽ cung cấp đến quý đọc giả những lý do vì sao chúng ta lại hướng ánh nhìn về thị trường và các doanh nghiệp Trung Quốc.

Vì sao định hướng hệ thống logistics xuyên biên giới sang thị trường Trung Quốc 

Hệ thống Logistics xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc chính là bước tiến mới trong nỗ lực phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng nước nhà. Theo nhận định của các chuyên gia, Trung Quốc chính là một trong những thị trường xuất nhập khẩu lớn của thế giới. Đặc biệt hơn cả, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam khi chiếm đến 16% kim ngạch xuất khẩu cả nước (Nguồn tin từ VnEconomy). 

Theo số liệu thống kế trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam hiện có 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc bao gồm: Máy vi tính, điện thoại & linh kiện cùng các thiết bị điện tử và rau quả. Tổng giá trị kim ngạch lần lượt là 8.87 tỷ USD, 8.73 tỷ USD và 2.26 tỷ USD. 

Hợp tác ký kết giữa Mega A Logistic và các bên liên quan về hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam Trung Quốc
Hợp tác ký kết giữa Mega A Logistics và các bên liên quan về hội nghị logistics xuyên biên giới Việt Nam Trung Quốc

Ngoài ra, dựa theo số liệu của Tổng cục Hải Quan kết luận trong 8 tháng đầu năm 2023 rằng: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 105,45 tỷ USD. Trong tổng số này, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 36,61 tỷ USD, tăng 2,35% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Một trong những lý do cốt lõi khiến Mega A Logistics Company và các doanh nghiệp Việt Nam tại hội nghị lựa chọn thị trường Trung Quốc là vì chúng tôi có định hướng về ngành hàng nông nghiệp, rau củ quả. Mega A Logistics Company với khát vọng nâng tầm chất lượng, hình ảnh & thương hiệu nông sản Việt. 

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc khiến không ít người kinh ngạc khi tăng trưởng hơn 100%, cụ thể là 113% so với cùng kỳ năm 2022, góp phần tăng thầm khoảng 1.2 tỷ USD. Bên cạnh đó, gần 69 tỷ USD là trị giá tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. 

Hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc mở ra nhiều hướng đi cho doanh nghiệp Việt
Hội nghị logistics xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc mở ra nhiều hướng đi cho doanh nghiệp Việt

Có thể thấy, Trung Quốc và Việt Nam có sự gắn kết chặt chẽ và mật thiết trong quá trình hình thành & phát triển đa lĩnh vực. Hệ thống chuỗi cung ứng xuyên biên giới giữa hai quốc gia sẽ mang đến rất nhiều giá trị thiết thực. Từ đó thúc đẩy động lực cải thiện đời sống nhân dân.

Tham khảo ngay bài viết: 3900 Tỷ Đồng Nâng Tầm Hệ Thống Đường Thủy Phía Nam

Lợi ích hệ thống logistics xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc đối với ngành Nông Nghiệp 

Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, logistics cũng cần  kết nối với hệ thống cảng để đưa nông sản vào sâu hơn các thị trường nhập khẩu,  tiếp cận nhóm khách hàng cao hơn. Để đạt được điều này, ngành logistics cần  kết nối  hệ thống lưu trữ đồng bộ, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải đặc biệt và nguồn nhân lực tại các địa điểm xử lý hàng hóa. Ngoài ra, các công ty logistics và công ty xuất nhập khẩu cũng cần có sự kết nối, phối hợp thuận tiện hơn.

Ông Đặng Đình Long, Chủ tịch Công ty Mega A Logistics, cho biết, logistics xuyên biên giới cho phép hàng hóa từ nơi xuất xứ đến nước nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất mà không phải trải qua nhiều khâu kiểm tra. 

“Tài sản” quan trọng nhất của nông sản  là thời gian vận chuyển, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh và tăng giá thành. Đặc biệt trong hệ thống logistics xuyên biên giới, nơi nông sản được  bảo hiểm trong quá trình vận chuyển. Vì vậy nông dân và các công ty xuất khẩu không phải lo lắng về tình trạng suy giảm chất lượng khi đến nước nhập khẩu.

Bảo hiểm sẽ được áp dụng nếu mặt hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, logistics xuyên biên giới sẽ liên hệ với hãng tàu chạy rỗng một chiều để giảm chi phí vận chuyển.

Mega A Logistic hướng đến những điều mới mẻ thông qua hội nghị logistic xuyên biên giới Việt Nam Trung Quốc
Mega A Logistics hướng đến những điều mới mẻ thông qua hội nghị logistics xuyên biên giới Việt Nam Trung Quốc

Các văn phòng SPS tại Việt Nam nhận được trung bình hơn 1.000 thông báo thay đổi kiểm tra sản phẩm mỗi năm, 80% trong số đó  là để cải thiện an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc văn phòng SPS Việt Nam – Ông Ngô Xuân Nam nhận định: “Trong thời gian tới, hàng rào thuế quan sẽ được đưa về 0% nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ nâng cao tiêu chuẩn kiểm định chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Thế mạnh của hệ thống logistics xuyên biên giới sẽ được phát huy. 

Đặc biệt, Công ty Mega A Logistics đã ký kết bản hợp đồng quan trọng cùng văn phòng SPS để để thường xuyên cung cấp thông tin thực tiễn thay đổi, sửa đổi chính sách nhập khẩu với mục tiêu gia tăng giá trị nông sản Việt Nam. 

Không những thế, 5 doanh nghiệp lớn đền từ lĩnh vực Logistics và Tài Chính – Ngân hàng là: Tập đoàn cảng biển IPC, Tập đoàn vận chuyển container quốc tế SITC, Tập đoàn Mega A Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC), Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) đã cùng nhau ký kết quyết định trở thành chuỗi liên kết trong tiến trình tăng cường giao lưu, hợp tác xuất khẩu, phát triển thị trường thương mại điện tử, bảo hiểm,…

Bài viết đã gửi đến các bạn tiềm năng hệ thống logistic xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đây là một trong những chiến lược thúc đẩy sự phát triển của nông sản Việt và mạng lưới vận chuyển nước nhà. Hãy tiếp tục theo dõi Mega A Logistics để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường Logistics trong và ngoài nước nhé!

Popular Posts

Back To Top