Lòng sông Dương Tử cạn trơ đáy, Trung Quốc hạn với nắng nóng

Cộng đồng người Ba Na tỉnh Gia Lai đã thay đổi cách trồng và chăm sóc cà phê theo các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu…

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bị các tổ chức tín dụng và đầu tư hạ thấp hơn nữa trong khi quốc gia đông dân số nhất thế giới đang vật lộn với đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong vòng 60 năm.

Thời tiết khắc nghiệt xảy ra vào thời điểm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tăng trưởng chậm lại vì các đợt đóng cửa nghiêm ngặt của đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng bất động sản. Đợt nắng nóng trên diện rộng năm nay đã gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế, buộc một số tỉnh phải đóng cửa các nhà máy để tiết kiệm điện.

Hãng Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay từ 3,3% xuống còn 3%, sau khi tính đến dữ liệu kinh tế suy yếu hơn dự kiến ​​trong tháng 7 do nắng nóng. Đây là lần cắt giảm tăng trưởng thứ ba của hãng này kể từ tháng Năm.

Các nhà phân tích cho biết: Mùa hè khô hạn và nắng nóng bất thường đã gây căng thẳng cho hoạt động cung cấp điện và dẫn đến việc cắt giảm sản xuất ở một số tỉnh và một số lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng. Theo đó, tình trạng đình trệ này có thể sẽ làm chậm tốc độ phục hồi trong tháng 8 so với kỳ vọng trước đó, khiến cho khả năng hồi phục Covid đang là một rào cản trong ngắn hạn của Trung Quốc.

Hôm thứ Năm, ngân hàng Nomura cũng hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay từ 3,3% xuống 2,8% do nền kinh tế bị mất đà trong tháng 7 do làn sóng Covid mới và nắng nóng nghiêm trọng.

“Tình trạng thời tiết khắc nghiệt đã khiến cho nhu cầu sử dụng điện điều hòa không khí của khu vực dân cư tăng nhanh chóng, buộc một số tỉnh hạn chế sử dụng điện hoặc tiến hành cúp điện tại các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của đất nước”, theo Nomura.

Các chuyên gia cho biết thêm rằng, hạn hán có thể sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn nữa đến việc cung cấp điện, cũng như việc thu hoạch lương thực của nông dân nước này.

Trung Quốc đang đối mặt với đợt nắng nóng tồi tệ nhất kể từ năm 1961, với nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C tại hơn 100 thành phố. Thời tiết khắc nghiệt đã khiến sông Dương Tử, nguồn nước quan trọng của đất nước bị cạn trơ đáy và dẫn đến tình trạng thiếu nước ở hơn 70 đô thị do các nhà máy thủy điện không thể hoạt động và gây căng thẳng cho lưới điện quốc gia.

Tại tỉnh Tứ Xuyên hơn 83,75 triệu dân, nơi phụ thuộc vào thủy điện để tạo ra 80% điện năng cũng đã buộc các nhà máy sản xuất lithium, phân bón và các kim loại khác phải đóng cửa các nhà máy hoặc hạn chế sản lượng trong tuần này. Dự báo, việc cúp điện sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty điện tử lớn nhất thế giới, bao gồm cả Foxconn, Apple và Intel…

Còn tại Trùng Khánh, đô thị nằm giao điểm giữa sông Dương Tử và Gia Lăng, các nhà máy cũng đã được yêu cầu tạm ngừng hoạt động trong một tuần đến hết thứ Tư tới để tiết kiệm điện.

“Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa cuối năm nay có khả năng bị cản trở đáng kể bởi chiến lược zero-Covid, lĩnh vực bất động sản lao dốc, ngân sách các địa phương eo hẹp và khả năng tăng trưởng xuất khẩu chậm lại”, các nhà phân tích của Nomura cho biết.

Tại một cuộc họp cấp cao vào tháng trước, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã im lặng một cách bất thường về mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đã đặt ra trong năm là khoảng 5,5%. Các nhà phân tích cho rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy chính phủ nghĩ rằng họ có thể sẽ không thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo Báo NNVN

 

Bài đọc thêm:

  1. Trung Quốc lần đầu tiên ban bố “cảnh báo vàng” hạn hán quốc gia
  2. Giá cá rô phi nguyên liệu Trung Quốc giảm 30% chỉ trong 3 tháng
  3. Lo chặn lợn vượt biên vì Trung Quốc chi hơn 17 tỷ USD nhập khẩu
  4. Mega A Logistics mở tuyến hàng hải Việt Nam-Nga trong tháng 8

Popular Posts

Back To Top