Trong khi nhiều loài hải sản khan hiếm thì cá trích, cá cơm lại có sẵn nguồn cung trong nước, tạo nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu..
Năm 2021, doanh thu từ cá trích XK đi các thị trường đạt 37,5 triệu USD, giảm 9% so với 41 triệu USD năm 2020. Có 30 thị trường đang NK sản phẩm cá trích từ Việt Nam nhưng top 5 thị trường chiếm tỷ trọng chi phối, gần 76% giá trị XK, gồm Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Năm qua, XK cá trích sang 4/5 thị trường trên đều giảm mạnh, trừ Thái Lan tăng 60% NK từ Việt Nam. Sản phẩm cá trích XK sang Thái Lan chủ yếu là cá hộp.
XK cá trích sang Nhật Bản năm 2021 đạt 7,8 triệu USD, tương đương năm 2020. Vì XK sang thị trường Mỹ giảm từ trên 12 triệu USD năm 2020 xuống còn 6,3 triệu USD năm 2021 nên Nhật Bản trở thành thị trường lớn nhất trong năm qua. Sản phẩm cá trích xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là phile tẩm gia vị và một số sản phẩm cá đóng hộp.
Hai tháng đầu năm nay, XK cá trích sang thị trường Nhật Bản đạt gần 2 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 20% tổng XK cá trích đi các thị trường (10 triệu USD).
Nguồn nguyên liệu đang sẵn có, nhu cầu thị trường gia tăng, nên XK cá trích sang Nhật Bản sẽ tiếp đà tăng mạnh trong năm 2022. Tuy nhiên, từ tháng 12/2022, XK cá trích (Sardine, Sardinops spp) sang Nhật Bản sẽ phải tuân thủ một quy định mới là phải có giấy chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản, cùng với 3 sản phẩm khác là mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish), cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá thu (Mackerel, Scomber spp).
Tổng cục Thủy sản đã có công văn đề nghị VASEP thông báo đến toàn thể các doanh nghiệp thành viên để có những chuẩn bị kịp thời tránh làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động xuất khẩu hải sản sang thị trường Nhật Bản.
Hai tháng đầu năm nay, XK cá trích tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó XK sang Mỹ tăng 30%, sang Hàn Quốc tăng 67%, sang Australia tăng 86%…
Dự báo XK cá trích sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới nhờ nguồn nguyên liệu và nhu cầu đều cao.
Bài đọc thêm: