Theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT, các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại sẽ được áp dụng đối với một số sản phẩm đường mía…
Nhằm thống nhất trong toàn Ngành, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với một số sản phẩm đường mía.
Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đã được quy định tại Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ Công Thương về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống lần tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm đường mía.
Cụ thể, việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với mặt hàng đường mía thuộc các mã HS 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90; và 1702.90.91 quy định tại mục 1 thông báo ban hành kèm theo Quyết định 1514/QĐ-BCT (trừ trường hợp không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM theo quy định tại điểm 3.2 mục 3 thông báo này) trên cơ sở mức thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp được quy định tại Quyết định số 1578/QĐ-BCT.
Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm đường mía được áp dụng kể từ ngày 8/8/2022 đến hết ngày 15/6/2026 (trừ trường hợp thay đổi, gia hạn theo quyết định khác của Bộ Công Thương) theo quy định tại mục 5 thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Để đảm bảo việc khai báo trên tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM khai báo thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo hướng dẫn tại bảng mã thuế chống bán phá giá dùng trong VNACCS đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn với mức thuế là tổng mức thuế của thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp quy định điểm 3.1 mục 3 thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Trường hợp mặt hàng nhập khẩu quy định tại mục 1 thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT được sản xuất bởi một trong các công ty không phải áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM theo quy định tại điểm 3.2 mục 3 thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT thì cơ quan Hải quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu chỉ tiêu 1.95 mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá (GK) đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.
Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan, công chức xử lý thực hiện các bước đã hướng dẫn tại điểm 2.1 mục 2 công văn số 993/TCHQ-TXNK ngày 3/3/2021 của Tổng cục Hải quan.
Các cục hải quan, tỉnh thành phố thực hiện thu nộp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp theo các bước đã hướng dẫn tại điểm 3.1 mục 3 công văn số 993/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị chỉ đạo công chức Hải quan kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất theo các bước kiểm tra nêu tại mục 4 của thông báo ban hành kèm Quyết định số 1514/QĐ-BCT.
Trong đó lưu ý tại bước 2 như sau: Nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện tiêu chí xuất xứ không phải xuất xứ thuần túy (như – khai báo tiêu chí PE, RVC, CTC,..) thì hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC.
Nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO) thì kiểm tra tên của nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất.
Trường hợp tên kiểm tra nhà sản xuất trùng với tên của một trong các công ty được nêu tại điểm 3.2 mục 3 của thông báo kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT, công chức Hải quan kiểm tra các thông tin trên giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất để đảm bảo phù hợp với thông tin hồ sơ hải quan của lô hàng nhập khẩu (mẫu giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất được đính kèm công văn số 578/PVTM-P1 ngày 3/8/2022 của Cục Phòng vệ thương mại).
Theo Hải quan Online
Bài đọc thêm:
- EU tăng cường kiểm tra dư lượng MRL trên hàng hóa nhập khẩu
- Cảnh báo lá mướp đắng và nông sản vượt dư lượng và chất cấm
- EU cảnh báo Việt Nam thiếu quy định về cấm Ethylene Oxide (EO)
- Khách du lịch Thái Lan nên cẩn trọng với đồ ăn uống “hợp pháp”
- Quy chuẩn kỹ thuật mới của Philippines đối với dây và cáp điện
- GACC công bố quy định nhập khẩu quả sầu riêng tươi từ Việt Nam