Mỹ tăng thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Ấn Độ

Ngành thủy sản của Ấn Độ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ lên hơn 100%

Xuất khẩu tôm đông lạnh chiếm gần 74,31% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ và các động thái của Hoa Kỳ có thể có tác động xấu đến nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản Ấn Độ.

Theo Đạo luật thuế quan của Hoa Kỳ năm 1930, tất cả các loại thuế sẽ tự động được xem xét lại 5 năm một lần và thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan và Việt Nam áp đặt từ năm 2005 sẽ bị thu hồi hoặc tiếp tục trên cơ sở đánh giá lại.

Liên minh Tôm miền Nam (SSA) có trụ sở tại Hoa Kỳ là những người khởi kiện ban đầu chống lại Ấn Độ và một số quốc gia khác trong vấn đề nhập khẩu tôm. Họ cáo buộc rằng tôm nuôi giá thấp từ Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam đã làm tổn hại đến ngành công nghiệp của Mỹ. Mỹ chủ yếu khai thác tôm từ biển.

SSA cho rằng biên độ phá giá trong các đợt rà soát hành chính được xác định sau khi DOC liên tục chọn một nhóm nhỏ các nhà xuất khẩu Ấn Độ để kiểm tra riêng lẻ và đã cho phép hàng trăm nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ khác vận chuyển sang Mỹ với niềm tin rằng các thông lệ định giá của chính họ sẽ không được đánh giá. Điều này đã khuyến khích nhiều công ty tôm Ấn Độ tăng cường XK sang thị trường Mỹ với các chiến lược giá mạnh mẽ, theo báo cáo của SSA.

Xuất khẩu thủy sản từ Ấn Độ giảm cả về khối lượng và giá trị trong năm tài chính vừa qua chủ yếu do nhu cầu sụt giảm do Covid, theo đó giá trị XK giảm xuống còn 5,96 tỷ USD.

Theo vasep.com.vn

  1. Giá lúa gạo hôm nay 22/11: Đầu tuần giá gạo bật tăng nhẹ
  2. FAO: Dự báo sản xuất các loại ngũ cốc chính tăng mạnh
  3. Giá dầu thô giảm, thị trường tập trung theo dõi động thái các quốc gia lớn
  4. Hiệp định RCEP có hiệu lực, nhiều cơ hội cho ngành Dệt May Việt Nam

Popular Posts

Back To Top