Nâng Cao Chất Lượng Giá Trị Sản Phẩm Ngành Chế Biến Thuỷ Hải Sản

Đề án “Phát triển ngành chế biến thuỷ hải sản giai đoạn 2021 – 2030” đã được Bộ NN&PTNT cùng Sở NN&PTNT thống nhất và định hướng thực hiện chính xác trong thời gian tới. Đây là tiền đề để ra soát cũng như nâng cấp và thay đổi toàn ngành chế biến thuỷ hải sản của Việt Nam.

Thêm vào đó, là một trong những Doanh nghiệp làm việc trực tiếp cùng Bộ NN&PTNT, Tập đoàn Mega A – Công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại Mega A Logistics đã tham gia chương trình nghị sự tại Guangzhou để gặp gỡ và kết nối doanh nghiệp Việt với các nhóm đối tác, khách hàng quan trọng tại thị trường Trung Quốc.

Đặc biệt, chuyến công tác lần này chủ tịch Đặng Đình Long sẽ thúc đẩy phát triển và phân phối chủ yếu các ngành hàng Nông sản, Thuỷ hải sản và Nông nghiệp lúa gạo. Hơn thế nữa, Mega A Logistics cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong mở rộng & phát triển mạng lưới Logistics Xuyên Biên Giới Việt Nam – Trung Quốc. Cùng Mega A Logistics tham khảo ngay nhé!

Tập Trung Nâng Cao Giá Trị

Cục trưởng Cục Thuỷ sản cho biết Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thuỷ sản trong giai đoạn 2021 – 2030. Với mục tiêu cốt lõi là:

  • Định hướng  & phát triển chế biến thuỷ hải sản theo xu hướng hiện đại đảm bảo tính hiệu quả và sự bền vững để đáp ứng nhu cầu dài hạn của thị trường.
  • Các doanh nghiệp tiếp tục rà soát và cải thiện năng lực cạnh tranh đế hướng đến thị trường Quốc tế.
  • Cuối cùng, đưa ngành chế biến Thuỷ hải sản Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.

Chính vì thế, mục tiêu của đề án không chỉ tập trung vào số lượng sản phẩm thuỷ hải sản cung ứng, mà còn là nâng cao chất lượng tổng thể của toàn ngành.

Thêm vào đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia Top đầu khu vực về ngành chế biến thuỷ hải sản với các sản phẩm có giá trị tăng cao.

Đó chính là lý do vì sao những địa phương có thế mạnh như Khánh Hoà, Nha Trang,… Phải có sự chuyển đổi, tập trung vào khía cạnh chất lượng cũng như giá thành.  Đây chính là cơ hội để địa phương chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Trong những năm gầy đây, Khánh Hoà đang đi đầu là một phương phát triển tiêu biểu lĩnh vực chế biến thuỷ hải sản. Không những thế đây còn được xem là trung tâm cá lớn của cả nước.

Tham khảo: HACCP Là Gì? Tầm Quan Trọng Của HACCP Trong Logistics

Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định rằng Thuỷ hải sản đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Khánh Hoà. Điển hình như:

  • Tạo việc làm cho gần 83.000 lao động
  • Trong đó lao động trực tiếp trong ngành chế biến thủy sản khoảng 21.600 người.
  • 64 cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản được Bộ NN-PTNT chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành.
  • Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của tỉnh đã có mặt tại 64 thị trường trên thế giới và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh

Đó chính làl ý do vì sao Khánh Hoà cũng là địa phương tham gia tích cực và tiêu biểu triển khai Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Vẫn Còn Khó Khăn & Thử Thách

Khánh Hòa được xác định là một trong những trung tâm chế biến thủy sản lớn của cả nước, với 64 cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản được Bộ NN-PTNT chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của tỉnh đã có mặt tại 64 thị trường trên thế giới và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Do khó khăn chung của thị trường, đến tháng 10-2023, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tỉnh đạt 511,4 triệu USD, giảm 19,15% so với cùng kỳ năm 2022.

“Việc triển khai Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh hiện nay gặp một số khó khăn và hạn chế. Cụ thể như: Thị trường đầu ra một số sản phẩm thủy sản chưa thật sự ổn định, sản phẩm thủy sản chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, đông lạnh mà chưa có sản phẩm chế biến sâu; ngành nuôi biển của tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản thủy sản, nhất là thủy sản nuôi chưa mang tính bền vững. Do đó, cần nhìn nhận, đánh giá những chính sách hiện có, đề ra những giải pháp phù hợp để phát triển ngành chế biến thủy sản theo đúng mục tiêu của đề án”, ông Lê Văn Hoan cho hay.

Theo thông tin từ Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, đến hết tháng 10-2023, tổng trị giá xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt khoảng 693 triệu USD, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2022. Việc thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ thông qua quản lý và giám sát nghề cá sẽ giúp phát triển bền vững ngành chế biến cá ngừ xuất khẩu.

Do đó, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh cần thực hiện tốt công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nhằm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu. Trong xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường; tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc phát triển nguồn lợi cá ngừ.

Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho rằng, hiện nay, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trong khi các yếu tố bền vững, năng lực cạnh tranh chưa cao, giá trị gia tăng trong sản phẩm thủy sản còn khiêm tốn, chưa đẩy mạnh chế biến sâu…

Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp chế biến đang tiếp tục củng cố chất lượng thông qua các hoạt động liên quan đến chứng nhận quốc tế, tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh nhằm phát triển thương hiệu và khả năng quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu…

Hãy tiếp tục đồng hành cùng Mega A Logistics để cập nhật tin tức mới nhất về chương trình nghị sự và chuyến tham quan công tác của Chủ tịch Đặng Đình Long nhé!

Tham khảo thêm: Hội Thảo Xin Ý Kiến Đối Với Dự Thảo Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Logistics Việt Nam Đến Năm 2030 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2050

 

 

Popular Posts

Back To Top