3900 Tỷ Đồng Nâng Tầm Hệ Thống Đường Thủy Phía Nam

Thủ Tướng Chính Phủ đã và đang từng bước nâng tầm hệ thống Logistics nội địa nói chung và tại từng địa phương trọng điểm nói riêng. Trong đó, Miền Nam được xem như khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Đó chính là lý do vì sao, vào giai đoạn đầu tháng 11 năm 2023, Dự án ““Phát triển các hệ thống đường thủy và logistics khu vực phía Nam” đã được Thủ Tướng Chính Phủ Phê duyệt. 

3900 tỷ đồng phát triển hệ thống đường thủy Phía Nam
3900 tỷ đồng phát triển hệ thống đường thủy Phía Nam

Đặc biệt, đây là một trong những dự án được ưu tiên sử dụng vốn vay của nhà tài nước ngoài mà cụ thể đến từ Ngân hàng Thế Giới (WB). Tại Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 04/8/2022, Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận tận dụng khoảng 3900 tỷ đồng để nâng cấp và hoàn thiện triệt để nút “giao thông vận tải biển” trọng điểm tại khu vực Miền Nam. 

Dự án được xem như bước ngoặt quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo chuỗi quản lý & cung ứng tại hành lang phía Nam nói chung và xa hơn là những đóng góp tích cực đến nền kinh tế cả nước trong tương lai. Mega A Logistics sẽ gửi đến quý đọc giả những lợi ích & tiềm năng hoàn hảo và dự án này mang lại. Hãy cùng tham khảo bài đọc bên dưới với chung tôi nhé!

tiềm năng ngành vận chuyển đường thủy
Tiềm năng ngành vận chuyển đường thủy

Giải Quyết Điểm Nghẽn – Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Hệ Thống Vận Tải Đường Thủy 

Theo ông Dương Thanh Hưng – Giám đốc Ban quản lý các dự án đường thủy cho biết: “Dự án nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giảm tắc nghẽn, tai nạn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thông qua việc cải tạo, nâng cấp hành lang vận tải Đông – Tây kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cải tạo hành lang vận tải Bắc – Nam kết nối khu vực Đông Nam bộ với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải” 

Tổng mức đầu tư của dự án là 3900 tỷ đồng tương ứng với số tiền khoảng 164,34 triệu USD và được phân bổ đồng đều như sau: 

  • 106,96  triệu USD – tương ứng 2550 tỷ đồng: Là khoản vay Ngân hàng Thế Giới (WB)
  • 0,58 triệu USD – tương đương gần 13,9 tỷ đồng: Là vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc.
  • 55,79 triệu USD – tương đương hơn 1.330 tỷ đồng: Là nguồn vốn đối ứng dự kiến. 
Phát triển hệ thống đường thủy phía Nam
Phát triển hệ thống đường thủy phía Nam

Thời gian dự kiến thực hiện dự án “Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam” sẽ được triển khai trong thời gian 5 năm từ 2022 đến giữa năm 2027. 

Hơn thế nữa, ông Dương Thanh Hưng và Bộ Giao thông vận tải đánh giá dự án được xếp vào nhóm loại A. Đây là phân khúc công trình giao thông đường thủy nội địa, công trình cấp II có phạm vi đầu tư như sau: 

  • Hành lang vận tải Bắc – Nam tại khu vực Đông Nam Bộ có mật độ container dày đặt đóng góp tích cực vào hệ thống vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, lưu lượng hướng về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (cụ thể là Hành Lang Đông – Tây) hiện còn khá khiêm tốn chỉ khoảng 2% tổng lượng hàng hóa vận chuyển. Nguyên nhân chính là vì tĩnh không các cầu trên tuyến không đồng bộ và tuyến luồng không đồng cấp. 
  • Vấn đề “điểm nghẽn” của trục hành lang Bắc – Nam sẽ được giải quyết. Chính vì vậy, dự án đã cải thiện hướng di chuyển qua các khu vực sông như: sông Hậu (TP. Cần Thơ), sông Trà Ôn, sông Mang Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo, rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Cần Giuộc, sông Soài Rạp (TP. Hồ Chí Minh).
  • Trong khía cạnh phạm vi đầu tư, ông Dương Thanh Hưng chia sẻ với Thông Tấn Xã Việt Nam rằng: “ Việc nâng cấp hành lang Đông – Tây sẽ mở rộng quy mô khu vực, từ đó nâng cao chất lượng các phương tiện di chuyển cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo thời gian trong suốt quá trình vận chuyển”.
Hệ thống đường thủy Phía Nam đóng vai trò quan trọng
Hệ thống đường thủy Phía Nam đóng vai trò quan trọng

Dự kiến hành lang Đông – Tây sẽ có thể tiếp nhận tàu tự hành đến 600 tấn, tàu 3 lớp container thường lưu thông 24/24h, tàu tự hành đến 1.500 tấn lợi dụng thủy triều ở mực nước cao để lưu thông. Không những thế, mạng lưới giao thông đường thủy sẽ thật sự có “một bộ mặt mới” khi: 

  • Hành lang Bắc – Nam, tiến hành cải tạo tuyến luồng cho tàu tự hành đến 5.000 tấn, tàu 4 lớp container lưu thông thuận lợi, an toàn. 

Chủ Động Triển Khai Hệ Thống Đường Thủy Phía Nam – Nâng Tầm Chất Lượng

Để đảm bảo quá trình thực hiện dự án “Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam” được diễn ra đúng tiêu chuẩn và quy định, đơn vị thi công sẽ bắt đầu tiến hành nạo vét luồng trên các tuyến sông Trà Ôn, sông Mang Thít, kênh Chợ Lách, rạch Kỳ Hôn, rạch Lá và sông Tắc Cua. Bên cạnh đó, ban quản lý cũng sẽ xây dựng các bãi chứa có các khoang chứa, khoang lắng và đê bao để chứa vật liệu sau nạo vét của dự án. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án mà còn hạn chế tối đa những tác động đến đời sống cư dân ở các khu vực lân cận. 

Dự án phát triển hệ thống đường thủy hành lang phía Nam được đẩy nhanh tiến độ
Dự án phát triển hệ thống đường thủy hành lang phía Nam được đẩy nhanh tiến độ

Không những thế, những phương án phòng tránh vấn nạn “sạt lở đất” tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng được ông Dương Thanh Hưng, Bộ Giao Thông vận tải và đơn vị thi công triển khai chi tiết, chặt chẽ. Một thế thống bờ kè vững chắc đã được xây dựng ngay tại vị trí hoàn thành nạo vét.

Cập Nhật Tiến Độ Mới Nhất Của Dự Án

Đối với quá trình triển khai dự án, Giám đốc của Ban Quản lý các dự án đường thủy tại Bộ Giao thông vận tải đã ủy nhiệm vụ cho Ban Quản lý các dự án đường thủy, chịu trách nhiệm trong việc tiếp thu ý kiến thẩm định và góp ý của các cơ quan và đơn vị liên quan. Điều này nhằm đảm bảo rằng họ sẽ hướng dẫn việc tư vấn, nắm bắt, và hoàn thiện hồ sơ dự án theo đúng quy định. 

Tỉ lệ đón nhận container qua cảng hàng tháng tại hệ thống đường thủy Việt Nam
Tỉ lệ đón nhận container qua cảng hàng tháng tại hệ thống đường thủy Việt Nam

Ngoài ra, quyền lợi & lợi ích của nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu. Hiểu được tiêu chí ấy, Bộ Giao thông vận tải đã có kiến nghị gửi đến ông Dương Thanh Hưng cùng với đội ngũ thi công dự án cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để tiến độ dự án được đảm bảo.  

Thật không quá khi nói rằng dự án ““Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam” không chỉ hoàn thiện triệt để mạng lưới hạ tầng giao thông hùng hậu mà còn cải thiện vấn đề ùn tắc giao thông tại các trục đường thủy trọng điểm. Từ đó mang đến những lợi ích về chi phí, chất lượng & thời gian dành cho doanh nghiệp.

Hơn cả một dự án Logistics, hệ thống đường thủy phía Nam còn là một cơ hội phát triển kinh tế – xã hội,nâng cao an toàn giao thông đường thủy và an ninh khu vực biên giới các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.   

Chủ động triển khai tiến độ hệ thống đường thủy Phía Nam
Chủ động triển khai tiến độ hệ thống đường thủy Phía Nam

Popular Posts

Back To Top