Ngành mía đường từng bước vượt khó trong thời đại dịch

Sau thời gian gặp khó khăn trước sức ép từ đường nhập lậu và đường nhập khẩu giá rẻ, ngành mía đường đang cho thấy tín hiệu khởi sắc trở lại.

Lao đao vì cạnh tranh không bình đẳng

Trong thời gian dài, ngành mía đường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi đường nhập khẩu cả chính ngạch và nhập lậu qua biên giới gia tăng. Rồi từ năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN  đối với sản phẩm mía đường với mức thuế nhập khẩu 5% 

Thêm vào đó, để đẩy mạnh xuất khẩu, chính phủ một số nước trong ASEAN đã trợ giá cho ngành mía đường nội địa bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến cuộc chơi không công bằng trong cạnh tranh. Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.

Trước khi ngành mía đường thực thi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến năm 2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động. Diện tích trồng mía bị thu hẹp do thu nhập từ cây mía không bảo đảm cuộc sống của người nông dân.

Trước tình hình đó, 6 nhà máy đường với đại diện là Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan.

Ban hành nghị quyết bảo vệ người sản xuất trong nước

Sau quá trình điều tra kỹ lưỡng, ngày 15-6-2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT. Về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức. Đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Theo đó, áp dụng mức thuế phòng vệ thương mại (PVTM) là 47,64%. Đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam. Do áp dụng biện pháp PVTM, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam đã giảm mạnh.

Điều này làm giảm tốc độ cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan. Đối với ngành sản xuất trong nước, từ đó giúp giá đường sản xuất trong nước tăng lên. Giá thu mua mía của nông dân cũng tăng thêm từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tấn.

Thích nghi với bối cảnh hội nhập kinh tế

Thực tế cho thấy, PVTM là công cụ vô cùng quan trọng trong chính sách thương mại. Góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.

Song, trong xu thế hội nhập hiện nay, ngoài việc vận dụng linh hoạt các biện pháp, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, bản thân các DN ngành mía đường, người trồng mía cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực để có thể thích nghi với bối cảnh hội nhập kinh tế, phát triển bền vững.

Theo Báo Quân Đội và Nhân Dân

Bài đọc thêm:

  1. Việt Nam: Điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Popular Posts

Back To Top