Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Lâm Hà.
- Mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh địa phương với khu vực miền núi.
- Xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp/hợp tác xã sản xuất cho nội địa và xuất khẩu.
Kế hoạch sẽ được triển khai với một số nội dung chính như: khảo sát, lựa chọn vị trí để thực hiện; hỗ trợ một phần cơ sở vật chất (bảng hiệu, quầy, kệ) cho điểm bán hàng; tổ chức tuyên truyền và công bố điểm bán hàng.Điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” có đặc điểm là 100% hàng hóa kinh doanh tại điểm bán hàng phải là hàng Việt Nam, với các nhóm mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, phục vụ sản xuất và các mặt hàng đặc trưng của địa phương. Để triển khai nhân rộng điểm bán hàng đạt kết quả, Sở Công Thương phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Hà lựa chọn đơn vị để triển khai thực hiện nhân rộng điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Lâm Hà.
Trước đó, ngày 08/10/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch số 7172/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển thương mại trên địa bàn hai huyện Lâm Hà và Đam Rông nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa hai huyện với các địa phương trong tỉnh và với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng tại huyện Lâm Hà và Đam Rông. Theo đó, mục tiêu cụ thể là phát triển sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của hai huyện đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng, có thương hiệu để tham gia hệ thống phân phối trong và ngoài nước. Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn huyện Lâm Hà và Đam Rông đạt mức 10%-12% hàng năm trong giai đoạn 2021-2025.
Một trong số những nhiệm vụ chính của Kế hoạch bao gồm: xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng, bao gồm điểm bán hàng vật tư, nông cụ, thiết bị phục vụ sản xuất; hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”; xây dựng mô hình điểm bán các mặt hàng đặc sản, đặc trưng trên địa bàn huyện Lâm Hà và Đam Rông, bao gồm các điểm bán hàng với tên gọi Điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Điểm bán hàng “Tinh hoa hàng Việt Nam”; xây dựng và tổ chức mô hình phân phối chủ lực để kết nối cung và cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển phân phối vừa và nhỏ phù hợp với thị trường tại hai huyện Lâm Hà và Đam Rông. Trong đó, triển khai xây dựng kênh tiêu thụ nông sản với chủ thể chính là doanh nghiệp/hợp tác xã sản xuất, chế biến, dự trữ đối với sản phẩm nông sản; kênh tiêu thụ nông sản hợp nhất (khép kín trong doanh nghiệp) để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương
Bài đọc thêm