Người nuôi thủy sản ở phía nam Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh trên tôm nên họ có xu hướng chuyển sang nuôi tôm sú.
- 60% ao nuôi tôm tại Đài Sơn bị bỏ hoang do ảnh hưởng của đại dịch.
- Lên tới 80% người nuôi tôm ở tỉnh Hải Nam đã chuyển sang nuôi tôm sú.
Tại Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông, 9 trong số 10 trại nuôi tôm chân trắng đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dẫn tới gần 60% ao nuôi bị bỏ hoang.
Tại Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây, dịch bệnh cũng khiến người nuôi tôm không thể sản xuất được.
Tại huyện Trạm Giang, “thủ phủ” nuôi tôm của Trung Quốc, nông dân thả nuôi 1 triệu con giống nhưng chỉ tồn tại được 30.000 – 50.000 con, khiến nông dân bị thiệt hại nặng nề.
Môi trường và thời tiết bất lợi trong năm nay, dịch bệnh trên tôm là mối quan ngại chính của ngành tôm Trung Quốc.
Dịch bệnh xuất hiện ngay sau khi người nuôi bắt đầu thả nuôi vào cuối tháng 3 và tháng 4. Trong tháng 4, tại Xinhui, Quảng Đông, 30% mẫu được kiểm tra bị nhiễm dịch bệnh vibrio trong khi 8% mẫu bị nhiễm EMS.
Tại phòng cung cấp dịch vụ xét nghiệm Kerric, có 31% mẫu bị nhiễm vibrio, 24% mẫu dương tính với EHP và 20% nhiễm virus SHIV.
Nhiều người nuôi tôm cho rằng nguyên nhân dịch bệnh là do chất lượng tôm giống kém. Các trại ương giống cũng chịu tỷ lệ hao hụt cao do dịch bệnh.
Sự bùng phát dịch vibrio năm nay không chỉ rất nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Châu Giang mà còn ở cả toàn phía nam Trung Quốc.
Do dịch bệnh bùng phát, nông dân đã chuyển từ nuôi tôm chân trắng sang tôm sú. Ở tỉnh Hải Nam, lên tới 80% người nuôi tôm đã chuyển sang nuôi tôm sú và báo cáo tỷ lệ sống cao hơn. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong năm nay của tỉnh Hải Nam dự kiến đạt 70%-80%.
Theo một người nuôi tôm ở Đông Phương, Hải Nam, năm 2021, hơn 90% trại nuôi tôm đã chuyển sang nuôi tôm sú với tỷ sống đạt 90%.
Người nuôi tại các tỉnh Quảng Tây và Phúc Kiến cũng chuyến sang nuôi tôm sú. Tại Phúc Kiến, khoảng 60% người nuôi tôm tham gia nuôi tôm sú.
Mặc dù tôm sú được nuôi nhiều hơn nhưng loài này cũng khá nhạy cảm với dịch bệnh. Tỷ lệ sống của tôm sú cũng giảm mạnh khi xuất hiện dịch bệnh do vibrio gây ra.
Tính tới hiện tại, giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu chưa đạt tới các mức cao của năm ngoái. Tại tỉnh Quảng Đông, giá tôm chân trắng cỡ 80 con/kg đạt khoảng 7,58 USD/kg trong tháng 4/2022, thấp hơn so với cùng kỳ 4 năm trước đó. Giá giảm đối với cỡ 60 con và 120 con/kg mặc dù giá tăng với tất cả các cỡ trong tháng 5.
Theo VASEP
Bài đọc thêm