Nền nông nghiệp được định hướng lấy giá trị làm mục tiêu, bỏ tư duy “sản lượng đứng nhất, nhì thế giới”, hướng đến sự tăng trưởng bao trùm.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, 2021 là năm rất khó khăn và thử thách với ngành nông. Tuy nhiên, ngành nông đã một lần nữa khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Tăng trưởng bứt phá với giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD.
Năm 2021, ngành nông Việt Nam đã phải đối diện với những thời điểm khó khăn. Từng có lúc hoa trái đến ngày thu, vật nuôi đến ngày xuất chuồng nhưng nông dân không bán được. Ngoài ra thương lái cũng không đến thu mua được vì lưu thông tắc nghẽn.
Những doanh nghiệp vừa chế biến vừa phải đáp ứng chi phí cho sản xuất 3 tại chỗ tăng chóng mặt. Nhưng đại dịch đã là cơ hội để nông dân và doanh nghiệp Việt chứng minh năng lực thích ứng.
Giữ được nhịp tăng trưởng với những thời điểm khó khăn chưa từng có đã giúp ngành nông thay áo mới. Đạt “mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”. Đồng thời phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Mục tiêu trong năm 2022
Giá trị sản xuất toàn ngành tăng gần 2,9%, GDP toàn ngành tăng hơn 2,8% so với năm 2020. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD – mức cao kỷ lục chưa từng có.
Những kết quả vượt bậc của năm 2021 đã là cơ sở để hướng đến những mục tiêu bền vững hơn để thích ứng với 3 biến lớn là biến động thị trường, biến đổi khí hậu và biến chuyển xu hướng tiêu dùng trong năm 2022.
Năm 2022 ngành nông nghiệp cần đặt ra các mục tiêu cao hơn nữa. Đó là chú trọng xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính với ngành nông nghiệp trong năm mới.
Trên cơ sở chỉ đạo này, nền nông nghiệp được định hướng lấy giá trị làm mục tiêu, bỏ tư duy “sản lượng đứng nhất, nhì thế giới”, thay vào đó là hướng đến sự tăng trưởng bao trùm, tích hợp đa giá trị vào sản phẩm. Vậy những đổi mới, sáng tạo nào cần được thấy ở doanh nghiệp và mỗi người nông dân.
Theo VTV.vn
Bài đọc thêm: